1

Công tác dinh dưỡng bệnh viện ngày càng được coi trọng - Bệnh viện Việt Đức

Trên thế giới chế độ dinh dưỡng được các bác sỹ chỉ định như thuốc trong điều trị, tuy nhiên ở bệnh viện Việt Nam thường quan tâm đến việc dùng thuốc điều trị bệnh mà “quên chế độ dinh dưỡng cho người bệnh”. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua Bệnh viện HN Việt Đức đã quan tâm đến công tác dinh dưỡng và đặt vấn đề nâng cao chất lượng dinh dưỡng là yêu cầu cần thiết.

Dinh dưỡng lâm sàng đảm bảo sức khỏe cho người bệnh trong quá trình điều trị thông qua chế độ dinh dưỡng phù hợp đối với từng bệnh lý.

Tác dụng của dinh dưỡng lâm sàng:

  • Tăng hiệu lực của phương pháp điều trị
  • Giảm tái phát, ngăn ngừa bệnh không tiến triển
  • Rút ngắn thời gian điều trị
  • Giảm chi phí khám chữa bệnh.

Trên thế giới chế độ dinh dưỡng được các bác sỹ chỉ định như thuốc trong điều trị, tuy nhiên ở bệnh viện Việt Nam thường quan tâm đến việc dùng thuốc điều trị bệnh mà “quên chế độ dinh dưỡng cho người bệnh”. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua Bệnh viện HN Việt Đức đã quan tâm đến công tác dinh dưỡng và đặt vấn đề nâng cao chất lượng dinh dưỡng là yêu cầu cần thiết. Sau 01 năm thực hiện dự án dinh dưỡng lâm sàng tại các khoa, tỷ lệ người bệnh được đánh giá sàng lọc dinh dưỡng, giải thích về chế độ dinh dưỡng, chế độ ăn tăng lên.

Phát biểu trong buổi tổng kết các hoạt động triển khai công tác dinh dưỡng ngày 17/01, GS.TS Trần Bình Giang – bí thư Đảng ủy, Giám đốc bệnh viện khẳng định: Công tác dinh dưỡng trong bệnh viện cần được quan tâm và thực hiện thường xuyên, liên tục bởi dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe người bệnh.

Trong báo cáo “Đánh giá công tác dinh dưỡng lâm sàng người bệnh nội trú tại Bệnh viện HN Việt Đức trước và sau thực hiện dự án dinh dưỡng lâm sàng năm 2017” Ths Ngô Thị Huyền đã cho thấy tình trạng bệnh nhân được đo chiều cao cân nặng lúc mới vào viện thay đổi từ 62,9% lên 77,6%; giới thiệu suất ăn bệnh viện từ 45,2% lên 84,7%. Giải thích chế độ ăn, người bệnh sử dụng suất ăn cũng tăng lên.

Để có được kết quả đó là sự nỗ lực của các khoa và khoa Dinh dưỡng đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động có giá trị như: sàng lọc và đánh giá dinh dưỡng; xây dựng tài liệu, đào tạo truyền thông dinh dưỡng; tổ chức hội thảo, tập huấn về dinh dưỡng cho người bệnh tại các khoa; cung cấp suất ăn dinh dưỡng; đa dạng hóa thực đơn dinh dưỡng…

Nguồn: Bệnh viện Việt Đức.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Vitamin D có thật sự điều trị được bệnh viêm khớp?
Vitamin D có thật sự điều trị được bệnh viêm khớp?

Vấn đề phổ biến nhất có thể xảy ra khi bị thiếu hụt vitamin D là loãng xương. Loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương, đau xương và mất thính giác.

Công dụng của vitamin D đối với bệnh vảy nến
Công dụng của vitamin D đối với bệnh vảy nến

Nhiều người bị bệnh vảy nến phải sử dụng kết hợp các loại thuốc khác nhau để điều trị nhưng ở một số người, chỉ cần bổ sung vitamin D là các triệu chứng bệnh đã có sự cải thiện đáng kể.

Bị bệnh gút có được ăn trứng không?
Bị bệnh gút có được ăn trứng không?

Những người bị bệnh gút cần kiêng một số loại thực phẩm để tránh làm tăng axit uric trong máu và gây ra cơn gút cấp. Vậy trứng có nằm trong danh sách những thực phẩm cần kiêng hay không?

Lượng calo và giá trị dinh dưỡng trong trứng gà
Lượng calo và giá trị dinh dưỡng trong trứng gà

Trứng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng lượng calo trong loại thực phẩm này lại không hề cao.

Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?
Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?

Bên cạnh việc dùng thuốc để kiểm soát mức đường huyết, những người mắc bệnh tiểu đường còn phải điều chỉnh chế độ ăn uống, chẳng hạn như hạn chế đồ ăn thức uống có đường và ăn các loại thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, việc lựa chọn đúng loại chất béo trong chế độ ăn cũng rất quan trọng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây