1

Cơ thể bạn tạo ra Glucose như thế nào?

Glucose là tên khoa học của đường - một chất rất quen thuộc và quan trọng với cơ thể. Glucose trong máu là nguồn cung cấp năng lượng chính cho tất cả hoạt động, vì vậy chúng ta dễ thấy mệt mỏi, chóng mặt khi giảm đường huyết.

1. Tổng quan về glucose trong máu

Từ “Glucose” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "ngọt". Đây là một loại đường có trong thực phẩm mà cơ thể cần sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng. Khi glucose trong máu di chuyển đến các tế bào thì được gọi là đường huyết hoặc đường trong máu.

Glucose có mặt trong phần lớn đồ ăn thức uống hàng ngày. Trong quá trình tiêu hóa, các enzyme sẽ phân tách glucose ra từ thực phẩm, sau đó các tế bào sẽ đốt cháy glucose để tạo ra năng lượng cùng khí CO2 và H2O. Gan, tuyến tụy và một số hormone khác cũng góp phần điều tiết nồng độ glucose trong cơ thể người.

Insulin là một hormone vận chuyển glucose từ máu vào các tế bào để lấy năng lượng và dự trữ. Những người mắc bệnh tiểu đường có lượng glucose trong máu cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do họ không có đủ insulin để làm việc hoặc các tế bào không phản ứng tốt với insulin như bình thường. Chỉ số đường huyết duy trì ở mức cao trong một thời gian dài có thể tác động xấu đến thận, mắt và các cơ quan khác của cơ thể.

Cơ thể bạn tạo ra Glucose như thế nào?

2. Cơ thể bạn tạo ra Glucose như thế nào?

 

Nguồn glucose trong máu chủ yếu đến từ những thực phẩm giàu carbohydrate, ví dụ như cơm, bánh mì, khoai và trái cây.

  • Khi bạn ăn, thức ăn trôi xuống thực quản và đến dạ dày.
  • Tại đây, các axit và enzyme phá vỡ hỗn hợp thực phẩm thành những mảnh nhỏ và glucose sẽ được giải phóng trong quá trình này.
  • Sau đó glucose di chuyển đến ruột và được hấp thụ vào trong dòng máu.
  • Khi đã vào máu, insulin sẽ giúp glucose đến từng tế bào trong cơ thể.

Cơ thể có chức năng giữ cho mức glucose trong máu luôn ổn định không đổi. Các tế bào beta trong tuyến tụy làm nhiệm vụ theo dõi mức đường huyết cứ sau vài giây. Nếu đường huyết của bạn tăng sau khi ăn, các tế bào beta sẽ giải phóng insulin vào máu. Insulin hoạt động như một chìa khóa, mở khóa các tế bào cơ, mỡ và gan để glucose có thể di chuyển vào bên trong.

 

Sau khi cơ thể đã sử dụng đủ nguồn năng lượng cần thiết, glucose còn lại sẽ được lưu trữ trong các nguồn phụ - gọi là glycogen, ở gan và cơ bắp. Cơ thể của sẽ lưu trữ với số lượng đủ để cung cấp nhiên liệu cho bạn hoạt động trong khoảng một ngày.

Nếu như bạn không ăn gì trong vòng vài giờ, mức đường huyết sẽ giảm và tuyến tụy ngừng tiết ra insulin. Các tế bào alpha trong tuyến tụy bắt đầu sản xuất một loại hormone khác gọi là glucagon. Vai trò của chúng là báo hiệu gan cho phân hủy glycogen dự trữ và chuyển biến trở lại thành glucose.

Glucose mới hình thành đi vào dòng máu để bổ sung nguồn năng lượng cho đến khi bạn ăn trở lại. Gan cũng có thể tự tạo glucose bằng cách sử dụng kết hợp các chất thải, axit amin và chất béo.

Cơ thể bạn tạo ra Glucose như thế nào?
Insulin sẽ giúp glucose đến từng tế bào trong cơ thể

Video đề xuất:

Đường ảnh hưởng tới não chúng ta như thế nào

3. Đường glucose có tác dụng gì?

 

Hầu hết các tế bào trong cơ thể sử dụng glucose cùng với axit amin (các khối tạo dựng cơ bản của protein) và chất béo để tạo năng lượng. Nhưng nguồn nhiên liệu chính cho não vẫn là glucose. Các tế bào thần kinh và những tín hiệu hóa học cần glucose để xử lý thông tin, nếu không bộ não sẽ khó hoạt động tốt.

Nhìn chung, glucose là một dưỡng chất rất có giá trị đối với con người, đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ. Xung quanh câu hỏi “Đường glucose có tác dụng gì?”, các bác sĩ còn cho biết thêm glucose giúp:

  • Cung cấp năng lượng cho tế bào phát triển và chuyển hóa thành nhiều vitamin, khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể;
  • Kích thích sản sinh insulin giúp giảm cảm giác thèm ăn, đồng thời cân bằng lượng hormone làm cho hệ thống tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn;
  • Trở thành nguồn năng lượng dự trữ dưới dạng glycogen và sẽ được huy động sử dụng khi chúng ta bắt đầu thiếu hụt năng lượng.
Cơ thể bạn tạo ra Glucose như thế nào?
Glucose cung cấp năng lượng cho cơ thế con người

4. Nồng độ glucose trong máu và bệnh tiểu đường

 

Lượng đường trong máu thường tăng sau khi ăn, rồi giảm xuống vài giờ sau khi insulin di chuyển glucose vào các tế bào. Giữa các bữa ăn, lượng đường trong máu nên ở dưới mức 100 miligam mỗi decilit (mg / dl). Đây được gọi là mức đường huyết lúc đói của bạn.

Có hai loại bệnh tiểu đường:

  • Tiểu đường tuýp 1: Cơ thể bạn không có đủ insulin do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào của tuyến tụy - nơi sản xuất insulin.
  • Tiểu đường tuýp 2: Các tế bào không đáp ứng với insulin như bình thường. Vì vậy, tuyến tụy phải tạo ra càng nhiều insulin hơn để di chuyển glucose vào các tế bào. Cuối cùng, tuyến tụy bị tổn thương và không thể tạo ra đủ insulin để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Không có đủ insulin, glucose không thể di chuyển vào các tế bào, trong khi đó mức đường huyết vẫn cao. Chỉ số glucose trong máu trên 200 mg / dl sau bữa ăn 2 giờ hoặc trên 125 mg / dl khi nhịn ăn là cao, được gọi là tăng đường huyết.

Cơ thể bạn tạo ra Glucose như thế nào?
Bệnh lý tiểu đường

Quá nhiều glucose máu trong một thời gian dài có thể làm hỏng các mạch mang máu giàu oxy đến các cơ quan. Lượng đường trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ mắc:

  • Bệnh tim, đau tim và đột quỵ;
  • Bệnh thận;
  • Tổn thương thần kinh;
  • Bệnh mắt (bệnh võng mạc).

Những người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Ngoài ra, tập thể dục, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và dùng thuốc đều đặn có thể giữ mức đường huyết ở mức ổn định và ngăn ngừa các biến chứng do tiểu đường gây ra.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây