1

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh phẫu thuật tụy - Bệnh viện Việt Đức

Tuyến tụy và chức năng:

Tuyến tụy có chức năng nội tiết và ngoại tiết. Cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến tụy có thể dẫn đến suy nội tiết và ngoại tiết mức độ khác nhau.

Tuyến nội tiết:

Thiếu chức năng nội tiết thường gây bệnh tiểu đường. Sau phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ, bệnh tiểu đường thường kéo dài và đôi khi khó điều trị. Số lượng tuyến tụy còn sót lại trong phẫu thuật cắt bỏ tụy có liên quan mật thiết đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sau phẫu thuật.

Tuyến ngoại tiết:

Về chức năng ngoại tiết, số lượng bài tiết tuyến tụy giảm, gây tiêu chảy (có hoặc không có sống phân) có thể được ngăn ngừa hoặc điều trị bằng enzyme ngoại tiết. Cần thay đổi chế độ ăn uống và dùng thuốc chống tiêu chảy để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Trong phẫu thuật cắt khối tá tụy, cắt dạ dày một phần và/hoặc cắt bỏ đoạn gần ruột non thường là nguyên nhân của sự kém hấp thu và tăng nhu động đường ruột. Bệnh nhân có thể bị tiêu chảy cũng như đau bụng thường cải thiện khi đi ngoài. Bệnh lý dạ dày ruột liên quan đến trào ngược mật có thể dẫn đến viêm dạ dày, viêm thực quản và suy giảm chất lượng cuộc sống.

Lời khuyên dinh dưỡng của các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức dành cho người bệnh phẫu thuật tụy:

Giai đoạn đầu: 1-2 ngày sau mổ.

Quan điểm trước kia chưa cho bệnh nhân ăn bằng đường tiêu hóa ở giai đoạn này, chờ bệnh nhân trung tiện được mới bắt đầu cho ăn, chủ yếu là bù nước và điện giải cung cấp glucid đảm bảo lượng calo cần thiết cho nuôi dưỡng cơ thể và làm giảm giáng hóa protein.

Ngày nay người ta thấy rằng cho ăn muộn không có lợi ích cho bệnh nhân. Nếu không cho ăn đường ruột sớm thì các tế bào đường ruột có thể bị hoại tử và hệ vi khuẩn đường ruột sẽ thẩm lậu qua ruột vào máu. Nuôi dưỡng đường ruột sớm còn mang nhiều lợi ích khác cho bệnh nhân: tăng cường sức đề kháng, giảm giáng hóa protein…

Có thể truyền tĩnh mạch các loại dịch cung cấp đường và điện giải. Bắt đầu nuôi dưỡng tiêu hoá bằng cho uống rất ít, nếu bệnh nhân bị chướng bụng nặng thì không nên cho uống.

Giai đoạn tiếp theo: 1-2 tuần sau phẫu thuật:

Trong giai đoạn đầu sau phẫu thuật, việc dung nạp bằng đường tiêu hoá còn chưa hoàn thiện. Việc nuôi dưỡng thường được bắt đầu bằng cháo (cháo xay, cháo hạt).

Để đề phòng thiếu hụt suy dinh dưỡng, năng lượng cần tăng từ 30kcal/kg/ngày tới 60kcal/kg/ngày. Cần chia nhỏ bữa ăn từ 6-8 bữa/ngày.

Các loại thức ăn nên là thực phẩm tươi sống được chế biến kĩ lưỡng, hạn chế sử dụng các loại thức ăn chế biến sẵn. Ngoài các thức ăn được nấu nướng, các loại sữa bột có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu khá cao của bệnh nhân sau phẫu thuật cắt tụy.

Giai đoạn hồi phục: 2 tuần sau phẫu thuật:

  • Chia nhỏ bữa ăn (5-6 bữa/ ngày). Sau phẫu thuật, số lượng thức ăn trong một bữa cần giảm đi nhằm nương nhẹ chức năng hệ tiêu hoá.
  • Chất béo: Hạn chế chất béo dưới dạng mỡ động vật. Duy trì dầu thực vật để dự phòng thiếu hụt acid béo cần thiết và vitamin tan trong dầu.
  • Ăn chậm và nhai kỹ: chế biến thức ăn dưới dạng lỏng, xay nhuyễn, ninh hoặc hầm nhừ.
  • Sau uống sữa bò thấy đầy hơi, đau bụng, chuyển qua các dạng sữa hạt: sữa hạnh nhân, sữa đậu nành…, nếu không dung nạp được có thể dừng lại khoảng 1-2 tháng sau đó dùng lại.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm có vị quá ngọt : các loại nước ép hoa quả, nước giải khát.
  • Sử dụng những loại thực phẩm có chứa chất xơ hòa tan cao : táo, chuối, nho, lê, dâu tây, súp lơ, cà rốt, cải xoăn, đậu bắp, khoai lang, yến mạch, đậu đỗ, hoặc các dạng chất xơ hòa tan dạng đóng gói.
  • Hạn chế chất xơ không hoà tan : Crong các loại rau xơ hoặc hoa quả nhiều xơ như: bưởi, cam, quýt.
  • Để tăng cường quá trình hồi phục vết thương: Ăn những thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật (thịt mềm, thịt gia cầm, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa, đậu đỗ). Bổ sung các loại thực phẩm chất lượng cao (sữa bột).
  • Trong tuần đầu tiên: Có thể cần phải tránh việc sử dụng các thực phẩm dạng uống trong quá trình ăn. Uống sau bữa ăn 30 phút (dành cho các loại canh) và uống từng ngụm nhỏ.

Nguồn: Bệnh viện Việt Đức.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

cdxd ngắn có bị hội chứng người lùn không ạ

dạ chào bác sĩ . em bé hiện tại sa được 37 tuần . cdxd chi có 55 , 2kg1 vây có bị hội chứng người lùn k ạ

  •  1 năm trước
  •  0 trả lời
  •  493 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Vitamin D và các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bị viêm khớp dạng thấp
Vitamin D và các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bị viêm khớp dạng thấp

Bổ sung đủ vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác có thể giúp làm giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp và giảm nguy cơ biến chứng.

Hướng dẫn bổ sung vitamin D cho người bị bệnh đa xơ cứng
Hướng dẫn bổ sung vitamin D cho người bị bệnh đa xơ cứng

Những người bị bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis) sẽ cần bổ sung nhiều vitamin D hơn so với những người không bị bệnh này.

Người mắc bệnh thận mạn có thể cần bổ sung sắt
Người mắc bệnh thận mạn có thể cần bổ sung sắt

Thiếu sắt là một nguyên nhân phổ biến và có thể điều trị được của bệnh thiếu máu ở những người mắc bệnh thận mạn.

Cà chua: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Cà chua: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Cà chua là một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lycopene chính trong chế độ ăn uống. Chất này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm có giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.

Cà rốt: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe
Cà rốt: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe

Ăn cà rốt giúp làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch và cải thiện sức khỏe của mắt. Ngoài ra, loại củ này còn có ích cho việc giảm cân.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây