1

Chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh đái tháo đường - Bệnh viện 108

Trong những năm gần đây, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đang ngày càng là vấn đề lớn đối với giới y khoa cũng như đối với cộng đồng

Đái tháo đường (ĐTĐ)

  • Là một bệnh chuyển hoá, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hoàn toàn hoặc không hoàn toàn chất insulin (hormon của tuyến tuỵ) trong máu

  • Đây là một loại bệnh rất hay gặp (ĐTĐ chiếm tỉ lệ tới 60 - 70% các bệnh về nội tiết nói chung) và gây nhiều biến chứng ở các cơ quan trong cơ thể.

  • Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng, bệnh ĐTĐ biểu hiện bằng sự rối loạn chuyển hoá glucose, nồng độ glucose trong máu ngày càng tăng và xuất hiện glucose trong nước tiểu.
  • Tại Việt Nam tỉ lệ người mắc ĐTĐ ngày càng tăng và có tới 50% người mắc ĐTĐ không biết mình có bệnh. 
  • ĐTĐ có 2 dạng chính, đó là Đái tháo đường typ 1 và Đái tháo đường typ 2

Đái tháo đường typ 1

  • Là ĐTĐ lệ thuộc insulin (hay gặp ở người trẻ tuổi).

  • Tình trạng rối loạn chuyển hoá

  • Nguyên nhân chính là do tế bào beta của tuyến tuỵ không tổng hợp và tiết đủ insulin
  • Lượng insulin lưu hành trong máu rất ít, nên không thể điều hoà được lượng glucose trong máu.
  • ĐTĐ typ 1 là một bệnh thể nặng, thường xuất hiện đột ngột, diễn biến cấp tính, hay gặp sau khi nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc, có thể dẫn đến hôn mê.

Đái tháo đường typ 2

  • Bệnh ĐTĐ typ 2 không lệ thuộc insulin.

  • Bệnh hay gặp ở người cao tuổi, người béo, nữ mắc nhiều hơn nam.

  • Insulin do tuyến tuỵ tiết ra có thể đạt được số lượng như người bình thường nhưng lại giảm hoặc không có tác dụng điều hoà lượng glucose trong máu
  • Do có kháng thể kháng insulin chống lại hoặc receptor tiếp nhận insulin trên màng tế bào bị hỏng
  •  Đây là thể bệnh phổ biến, có tới hơn 90% số người bị ĐTĐ là thuộc typ 2.

Triệu chứng:

  • Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và sút cân.

  • Ngoài ra người bệnh còn bị khô miệng, khô da, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, rụng tóc và rối loạn kinh nguyệt (ở phụ nữ), vết thương lâu lành, có cảm giác kiến bò ở đầu chi ...

  • Nếu bệnh nhân không được khám và điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nặng và phức tạp ở các phủ tạng.

Biến chứng:

Biến chứng mạch máu:

  • Tổn thương mạch máu do tăng lipid máu gây vữa xơ động mạch.

  • Tổn thương mạch máu lớn gây ra nhồi máu cơ tim, tỉ lệ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân ĐTĐ rất cao, gây co thắt và hẹp các động mạch tứ chi, dẫn đến tắc mạch gây hoại tử.
  • Tổn thương mạch máu nhỏ gây ra rối loạn chức năng một số cơ quan như thận, tiết niệu, võng mạc mắt, nếu không được điều trị tích cực có thể dẫn đến suy thận, mù lòa…

Biến chứng não:

  • Tắc mạch máu não
  • Nhũn não hoặc xuất huyết não.

Biến chứng hô hấp:

  • Dễ bị viêm phổi, viêm phế quản do bội nhiễm vi khuẩn.

Biến chứng tiêu hoá:

  • Hay bị viêm quanh răng,
  • Viêm loét dạ dày,
  • Rối loạn chức năng gan, tiêu chảy.

Biến chứng thận, tiết niệu:

  • Rối loạn chức năng thận và bàng quang
  • Điển hình là suy tiểu cầu thận, viêm bể thận cấp tính hoặc mạn tính.

Biến chứng thần kinh:

  • Có cảm giác đau, rát bỏng, có kiến bò ở các đầu chi (đau tăng về đêm, đi lại thì đỡ đau); teo cơ ...

Biến chứng ở mắt:

  • Tổn thương các mạch máu võng mạc mắt làm suy giảm thị lực.
  • Đây là một biểu hiện rõ nhất hay gặp nhất ở bệnh nhân bị ĐTĐ.

Biến chứng ở da:

  • Ngứa ngoài da, thường hay bị mụn nhọt, lòng bàn tay, bàn chân có ánh vàng
  • Xuất hiện các u màu vàng gây ngứa ở gan bàn tay, bàn chân, mông, nẫm da, viêm mủ da.

Chẩn đoán:

Theo qui ước của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của hội ĐTĐ Mỹ (ADA) công bố năm 2010 thì ĐTĐ là một bệnh tăng glucose máu mạn tính, bệnh nhân bị ĐTĐ khi có 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:

  • HbA1C > 6,5%.
  • Glucose khi đói >7,0 mmol/l.
  • Glucose/2h > 11,1 mmol/l (Khi làm nghiệm pháp Dung nạp Glucose đường uống).
  • Glucose máu ngẫu nhiên > 11,1 mmol/l kèm theo các triệu chứng cổ điển của bệnh ĐTĐ.

Lưu ý:

  • Bệnh nhân cần làm các xét nghiệm trên khi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi thấy có một trong các triệu chứng của bệnh ĐTĐ.
  • Thời gian làm các xét nghiệm trên mất khoảng một giờ.
  • Trước khi làm xét nghiệm bệnh nhân cần nhịn ăn trước đó ít nhất 8 đến 10 giờ.
  • Xét nghiệm không gây đau và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Điều trị:

  • Sắp xếp lại sinh hoạt, chế độ ăn uống và cách sống sao cho phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Sống năng động hơn, tăng vận động, mỗi ngày nên dành thời gian đi bộ, tập thể dục
  • Ngoài ra có thể chơi các môn thể thao phù hợp với sức khoẻ.
  • Kiêng ăn đường tự nhiên, các thức ăn quá ngọt.
  • Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia và các đồ uống có cồn.
  • Thuốc điều trị ĐTĐ có nhiều loại khác nhau, bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân sử dụng loại thuốc thích hợp.

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 687 Lượt xem
GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI 02:24
GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI
 
 3 năm trước
 637 Lượt xem
Tin liên quan
Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Chẩn đoán mức cholesterol cao

Mọi người trên 20 tuổi nên đo mức cholesterol mỗi 5 năm một lần.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây