Cách đọc kết quả xét nghiệm HbA1C
1. Xét nghiệm HbA1c là gì?
Đái tháo đường là bệnh lý mãn tính đang ngày càng phổ biến trong cộng đồng kể cả với người trẻ tuổi và người già.
Xét nghiệm HbA1c trong máu là một trong những xét nghiệm tiểu đường giúp xác định lượng tổng số hemoglobin bị glycosyl hóa trong máu được tính theo đơn vị phần trăm.
Cụ thể hơn, hemoglobin bình thường luôn có sự gắn kết với glucose trong máu suốt đời sống của hồng cầu, khi nồng độ glucose tăng cao trong thời gian đủ lâu thì sẽ kéo theo glucose phản ứng với Hemoglobin mà không cần xúc tác chính là sự glycosyl hóa. Vì vậy, nồng độ HbA1c sẽ tỷ lệ thuận với nồng độ glucose trung bình trong 6-12 tuần trước của người bệnh nên từ chỉ số này có thể đánh giá được nồng độ glucose máu trung bình trong 2-4 tháng trước của bệnh nhân cho phép đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị đái tháo đường cũng như hỗ trợ sàng lọc, chẩn đoán sớm bệnh đái tháo đường.
2. Các chỉ số trong kết quả xét nghiệm HbA1c
Kết quả xét nghiệm HbA1c % làchỉ số phần trăm hemoglobin bị glycosyl trong tổng số hemoglobin với các mức độ và chẩn đoán tương ứng như sau:
- Chỉ số bình thường: < 5,7%
- Tiền đái tháo đường (tăng nguy cơ mắc đái tháo đường): 5,7-6,4%
- Bị bệnh đái tháo đường: ≥ 6,5%
Khi HbA1c tăng trên bình thường 1% tương đương với giá trị đường huyết của bạn tăng lên 30mg/dl (1,7 mmol/L). Ngoài ra, nếu đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết:
- Khi HbA1c >10% thì việc kiểm soát đường huyết của người bệnh trong thời gian quá kém
- Khi HbA1c <6,5% thì đường huyết trong thời gian qua đã được kiểm soát tốt
- Bệnh nhân rất cần phải kiểm soát chỉ số HbA1c <6,5% vì có thể làm chậm và ngăn ngừa các biến chứng tại mắt, thận và thần kinh do đái tháo đường.
- Tùy theo mục đích xét nghiệm để sàng lọc chẩn đoán hay theo dõi hiệu quả kiểm soát đường máu ở người đã được chẩn đoán đái tháo đường và tình trạng thực tế sức khỏe của bạn tại thời điểm xét nghiệm bác sĩ sẽ tư vấn sâu hơn cho bạn về kết quả HbA1C của mình.
3. Chỉ số HbA1c bất thường trong các trường hợp nào?
Kết quả HbA1c có thể tăng có trong các trường hợp như: Nồng độ glucose máu tăng, bệnh nhân đái tháo đường mới chẩn đoán (kiểm soát kém), suy thận mạn, thiếu máu thiếu sắt, nghiện rượu hoặc ngộ độc chì
Ngược lại thì kết quả HbA1c có thể giảm trong một số trường hợp như: bệnh thalassemia, hồng cầu liềm, thiếu máu tan máu, cắt lách hoặc mang thai
Trong bất cứ trường hợp nào thì bệnh nhân đái tháo đường cả type 1 và type 2 nên xét nghiệm HbA1c ít nhất 2 lần trong 1 năm, đặc biệt khi đường huyết không ổn định nên xét nghiệm thường xuyên hơn vào khoảng 3 tháng/1 lần.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Bạn có biết tại sao tim lại đập nhanh hơn hay tại sao lòng bàn tay bị đổ mồ hôi khi phải đối mặt với một tình huống căng thẳng không? Đó là do phản ứng tự nhiên của cơ thể khi gặp lo âu, căng thẳng.
Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.
Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ferritin là một loại protein dự trữ sắt và giải phóng sắt khi cơ thể cần. Ferritin tập trung chủ yếu trong các tế bào và chỉ có một lượng rất nhỏ lưu thông trong máu.
Xét nghiệm sắt huyết thanh giúp phát hiện nồng độ sắt trong máu thấp hoặc cao hơn bình thường.