1

Bóc" khối u não "khủng" cho bệnh nhi 10 tháng tuổi - Bệnh viện K

Vừa lọt lòng mẹ, cháu Nguyễn Ngọc Q.. ở Sóc Sơn- Hà Nội đã được chuyển đến một số cơ sở y tế để thăm khám, tìm phương án điều trị, tuy nhiên do cháu còn quá bé, và kết quả chụp phim khiến nhiều thầy thuốc nghĩ đến phương án đó là khối u ác…Khi cháu Q. 4 tháng tuổi, gia đình đưa cháu đến Khoa Ngoại thần kinh- Bệnh viện K để thăm khám, mặc dù các bác sĩ cho biết, khối u não của cháu có lớn hơn nhưng chưa thể mổ ngay. … 

BS Nguyễn Đức Liên - Trưởng khoa Ngoại thần kinh  đã động viên  gia đình cứ đưa con đến khám thường xuyên, phối hợp chặt chẽ với bác sĩ cùng theo dõi sự phát triển thể trạng của con và khối u, để có quyết định tốt nhất về thời điểm mổ cho cháu.

Chia sẻ về ca bệnh này, BS Nguyễn Đức Liên- Trưởng Khoa Ngoại thần kinh- Bệnh viện K cho biết, ở thời điểm cháu Q. đến thăm khám là cháu vừa tròn 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, chúng tôi đã hết sức phân vân, không dám mổ ngay vì cháu còn quá nhỏ không thể chọc hút dịch tủy để  sinh thiết khối u và ở thời điểm đó nếu phẫu thuật, e rằng cháu không đủ súc chịu đựng cuộc phẫu thuật.

“Qua theo dõi chúng tôi cũng nhận thấy, khối u não của cháu Q. không quá tăng nhanh về kích thước. Điều này thêm khẳng định là khó có thể là khối u ác, vì nếu là u ác thì thường tăng rất nhanh về kích thước. Tiếp đó, thể trạng và sức khỏe của cháu bé tốt hơn, đây là yếu tố thuận lợi nên chúng tôi quyết định mổ”- BS Liên cho hay.

Mặc dù trước đó đã phẫu thuật một số ca u não trẻ em, tuy nhiên các trường hợp bệnh nhân lớn hơn cháu Q. về độ tuổi, do đó BS Liên cho hay, đây là một trong những ca phẫu thuật u não ở trẻ em khá thách thức đối với phẫu thuật viên bởi đói với những ca phẫu thuật như này, phụ thuộc rất nhiều vào gây mê hồi sức, phải là những người có kinh nghiệm về gây mê hồi sức cho trẻ. Về phía phẫu thuật viên thì phải chuẩn bị tối đa các  trang thiết bị phục vụ cho cuộc mổ dù mình chỉ sử dụng tối thiểu, cộng với có kinh nghiệm phẫu thuật trẻ nhỏ vì đối với trẻ nhỏ chỉ cần mất đi 10ml máu cũng tương đương với 500ml máu của người lớn vì lượng máu trong cơ thể trẻ rất ít.

Sau 6 giờ phẫu thuật, BS Liên cùng các đồng nghiệp đã “đưa” được khối u não ra khỏi cơ thể bệnh nhi Q. Thể ích khối u khi lấy ra là 5x6cm- một khối u quá lớn chiếm hết tiểu não của cháu bé. Ban đầu ai cũng nghĩ là u ác, nhưng may thay đây lại là khối u bào độ thấp- tức là khối u lành tính và chỉ cần phẫu thuật là lấy hết khối u.

“Trường hợp của bệnh nhi này, nếu qua theo dõi không tái phát thì cháu bé có thể phát triển hoàn toàn bình thường”- BS Liên thông tin.

Theo BS Liên, hiện nay tỷ lệ trẻ em bị mắc các thể liên quan đến u não có biểu hiện gia tăng, trong đó có cả u lành tính và u ác tính, có thể là u tế bào mầm, u nguyên tủy bào hoặc khối u não xa bào lành tính. Tuy nhiên việc điều trị u não ở trẻ em, trước hết là phải có sự quyết tâm của gia đình và sự phối hợp của thầy thuốc nhiều chuyên khoa, cân nhắc ca nào mổ lấy hết u, ca nào nên mổ ngay và ca nào có thể trì hoãn, đợi trẻ khỏe mạnh thêm.

“Ví như đối với khối u não tế bào mầm thì phẫu thuật viên không cần quyết liệt lấy hết bằng được khối u não mà chỉ cần chọc hút dịch não tủy để sinh thiết sau đó điều trị, bởi đặc trưng của khối u này là ngay cả khi đã lấy hết khối u thì vài ngày sau lại có mầm khối u khác xuất hiện”- BS Liên nói.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện K

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1298 lượt xem

Cách gì giúp trẻ 3 tháng tuổi khỏi bị giật tay chân, khi khóc không bị run tay không?

Bé nhà em hiện đã hơn 3 tháng tuổi. Bé rất hay bị giật tay chân. Buổi tối, ngủ một lúc bé lại giật tay chân và cựa quậy. Lúc bú xong, ngủ lại tay cũng bị giật. Ban ngày bế bé ngủ, đặt xuống là chân tay lại giật. Khi khóc, tay bé cũng hay bị run. Có điều bé vẫn chơi, ăn ngủ bình thường ạ. Cho em hỏi bé như vậy có bị làm sao không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3081 lượt xem

Bé 3 tháng nặng 5,7kg bú ít có phải là bị bệnh gì không?

Lúc mới sinh, bé nhà em nặng 3,5kg. Sau 3 tháng, bé nặng 5,7kg. Tháng nào bé cũng tăng cân: tháng đầu là 4,3kg, tháng thứ 2 là 5,1kg. 2 tháng đầu em cho bé bú mẹ hoàn toàn nên không biết bé bú được bao nhiêu ml. Nhưng sang tháng thứ 3 em chuyển sang cho bé bú bình hoàn toàn thì bé bú rất ít, mỗi cữ ép lắm cũng chỉ được 90ml. Bé bú ít như vậy có phải là bị bệnh gì không, thưa bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1702 lượt xem

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1106 lượt xem

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1006 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng "Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng 00:46
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng
Bệnh nhi 1 tháng tuổi nhập viện với tình trạng khó thở và sốt cao. Bé khóc lâu quá không nín, thế mà chú điều dưỡng Phương Đông vào nói chuyện là...
 3 năm trước
 723 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 912 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 732 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 3 năm trước
 12735 Lượt xem
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 733 Lượt xem
Tin liên quan
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

Bệnh Celiac, dị ứng lúa mỳ và nhạy cảm với gluten ở trẻ em
Bệnh Celiac, dị ứng lúa mỳ và nhạy cảm với gluten ở trẻ em

Bệnh celiac là gì? Bệnh Celiac khác với nhạy cảm với gluten hoặc dị ứng lúa mỳ như thế nào? Cách phát hiện trẻ bị bệnh Celiac, dị ứng lúa mỳ hay nhạy cảm với gluten? Đảm bảo trẻ có chế độ ăn không chứa gluten bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức này trong bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây