1

Bạn có thể dự đoán chiều cao của trẻ khi trưởng thành?

Dự đoán chiều cao của trẻ đặc biệt quan trọng, nhất là khi trong xã hội yêu cầu cao về ngoại hình và thể chất khỏe mạnh như hiện nay. Dưới đây là 3 phương pháp để dự đoán chiều cao của trẻ mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo.

1. Phương pháp “hai năm nhân hai” dự đoán chiều cao của bé

Phương pháp "hai năm nhân hai" giúp dự đoán chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể áp dụng khi trẻ được 2 tuổi. Mặc dù, không có nghiên cứu xác định mức độ chính xác nhưng nó đã được sử dụng trong một khoảng thời gian dài. Theo đó, cha mẹ có thể dự đoán chiều cao của bé theo phương pháp này bằng cách:

  • Xác định chiều cao khi trẻ được 2 tuổi
  • Nhân chiều cao đó với hai sẽ được chiều cao dự đoán

Ví dụ, nếu con gái bạn cao 86cm khi được 2 tuổi, thì khi trưởng thành con bạn có thể cao 1m72. Công thức là: 86cm x 2 = 172cm.

The American Academy Of Pediatrics chỉ ra rằng các bé gái phát triển chiều cao sớm hơn các bé trai. Do đó, dự đoán sẽ chính xác hơn nếu áp dụng công thức cho các bé gái khi được 18 tháng.

XEM THÊM: Bé trai phát triển chiều cao đến bao nhiêu tuổi thì dừng?

Bạn có thể dự đoán chiều cao của trẻ khi trưởng thành?
Phương pháp “hai năm nhân hai” dự đoán chiều cao của trẻ 2 tuổi

2. Phương pháp “đường cong” dự đoán chiều cao của bé

 

Phương pháp "đường cong" là một cách dễ dàng khác để dự đoán chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Nó dựa vào biểu đồ tăng trưởng tiêu chuẩn để theo dõi sự phát triển của trẻ. Dự đoán chiều cao của bé theo phương pháp này bằng cách:

  • Đo chiều cao hiện tại của trẻ
  • Đối chiếu với biểu đồ tăng trưởng
  • Từ điểm đối chiếu, vẽ đường thẳng song song với chiều cao tăng trưởng tiêu chuẩn đến tuổi trưởng thành để dự đoán chiều cao

Ví dụ: nếu bé trai 6 tuổi cao 109cm, thì chiều cao dự đoán của trẻ là 167cm khi trưởng thành.

XEM THÊM: Các mốc phát triển chiều cao của trẻ

Bạn có thể dự đoán chiều cao của trẻ khi trưởng thành?
Phương pháp “đường cong” dự đoán chiều cao của bé

3. Dự đoán chiều cao của trẻ nhờ yếu tố di truyền

 

Trong tất cả các phương pháp dự đoán chiều cao, dự đoán chiều cao nhờ di truyền học có lẽ là chính xác nhất vì được tính dựa trên chiều cao trung bình của cha mẹ. Bên cạnh đó, nó còn được gọi là phương pháp chiều cao trung bình của cha mẹ hoặc phương pháp Tanner.

Dự đoán chiều cao của bé theo phương pháp Tanner bằng cách:

  • Ghi lại chiều cao của mẹ
  • Ghi lại chiều cao của bố
  • Tính trung bình của hai chiều cao
  • Thêm 6cm vào mức trung bình với bé trai và trừ 6cm đối với bé gái

Ví dụ: nếu mẹ cao 1m57 và bố cao 1m73, mức trung bình là 1m65. Thực hiện phép tính: (157 + 173) / 2 = 165cm.

Trong trường hợp này, dự đoán chiều cao của trẻ tương ứng là:

  • Bé trai: 1m65 + 6cm = 1m71
  • Bé gái: 1m65 - 6cm = 1m59

Theo tính toán từ công thức này thì tỷ lệ đúng là 68% đối với chiều cao dự đoán chênh với chiều cao thật 5cm và tỷ lệ đúng 95% đối với chênh 10cm. Mặt hạn chế là đối với trường hợp nhận con nuôi hoặc thụ tinh với tinh trùng hoặc trứng của người hiến tặng thì không thể dự đoán chiều cao.

Dự đoán chiều cao của trẻ sớm, để cha mẹ nhận biết các yếu tố nguy cơ làm ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Từ đó sẽ có hướng thay đổi, duy trì chế độ sống, ăn uống lành mạnh để con phát triển chiều cao toàn diện.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé 6 tháng tuổi dùng appeton có thành phần vitamin D thì bổ sung thêm ostelin vitamin D3 có bị thừa không?

Bé nhà em 6 tháng nhưng rất biếng ăn. Em có cho bé dùng appeton cho trẻ biếng ăn. Trước nay em chưa bổ sung vitamin D3 bao giờ. Vì em đang dùng appeton có thành phần vitamin D thì bổ sung thêm ostelin vitamin D3 có bị thừa không ạ? Và chỉ dùng mỗi appeton có được không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  892 lượt xem

Trẻ 7 ngày tuổi có chỉ số Bilirubine T 135; Bilirubine I 125 thì có phải chiếu đèn để chữa vàng da không?

Em mới sinh bé được 7 ngày tuổi ạ. Bé ăn ngủ tốt và rất ngoan. Tuy nhiên, bé có bị vàng da nhẹ và em đưa bé đi khám xét nghiệm thì ra các chỉ số như sau: Bilirubine T: 135; Bilirubine i: 125. Với các chỉ số như trên thì bé nhà em có phải chiếu đèn để chữa vàng da không, thưa bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  422 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
CHIẾU PLASMA CUỐNG RỐN CHO BÉ CHIẾU PLASMA CUỐNG RỐN CHO BÉ 01:36
CHIẾU PLASMA CUỐNG RỐN CHO BÉ
 Hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ cho mẹ và bé, Khoa sản - Bệnh viện Hồng Ngọc mới đây đã phát triển thêm dịch vụ chiếu...
 3 năm trước
 2131 Lượt xem
Học sơ cấp cứu miễn phí với trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bv Hồng Ngọc Học sơ cấp cứu miễn phí với trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bv Hồng Ngọc 00:11
Học sơ cấp cứu miễn phí với trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bv Hồng Ngọc
Chỉ 40 suất cho khóa học ngày 10/4>>> Liên hệ hotline: 0932 232 017
 3 năm trước
 790 Lượt xem
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng "Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng 00:46
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng
Bệnh nhi 1 tháng tuổi nhập viện với tình trạng khó thở và sốt cao. Bé khóc lâu quá không nín, thế mà chú điều dưỡng Phương Đông vào nói chuyện là...
 3 năm trước
 611 Lượt xem
Gen di truyền có ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ? Gen di truyền có ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ? 10:56
Gen di truyền có ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ?
Gen di truyền ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ, điều này ĐÚNG nhưng CHƯA ĐỦ. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra rằng gen di truyền chỉ tác...
 3 năm trước
 648 Lượt xem
Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh 01:26
Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh
Vàng da là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Cùng theo dõi trẻ sinh non tháng có bệnh lý vàng da tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội được điều trị...
 3 năm trước
 835 Lượt xem
HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ 04:04
HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ
"Con rất vui vì con có một đôi mắt mới và con có Mẹ rất yêu thương con
 3 năm trước
 804 Lượt xem
Tin liên quan
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung có nguy cơ tử vong cao do lượng oxy và chất dinh dưỡng trong tử cung thấp. Điều quan trọng là cần thực hiện thăm khám đầy đủ và theo dõi thai kỳ cẩn thận, phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Viêm thanh khí phế quản ở trẻ em
Viêm thanh khí phế quản ở trẻ em

Viêm thanh khí phế quản xuất hiện nhiều nhất trong những tháng lạnh – từ tháng 10 đến tháng 3. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm thanh khí phế quản ngày nay không nghiêm trọng, nhưng một khi trường hợp nghiêm trọng có thể cần phải nằm viện.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi

Để giúp bạn chuẩn bị cho chuyến thăm khám bác sĩ khi bé được 2 tháng tuổi, chúng tôi cung cấp dưới đây những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi và bạn sẽ muốn viết ra câu trả lời trước.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 6 tháng tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 6 tháng tuổi

Trước khi cho bé 6 tháng tuổi đi khám bác sĩ, cha mẹ cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những câu hỏi có thể bác sĩ sẽ hỏi và bạn có thể chuẩn bị sẵn câu trả lời từ ở nhà.

Thăm khám bác sĩ: Giai đoạn bé 12 tháng
Thăm khám bác sĩ: Giai đoạn bé 12 tháng

Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 12 tháng, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây