1

“GIỜ VÀNG’ CỨU NGƯỜI ĐỘT QUỴ, CHẬM 1 KHẮC - NGUY 1 ĐỜI.

Đối với bệnh nhân đột quỵ thì thời gian là điều quý báu nhất!

?Theo hướng dẫn của Hiệp hội Đột quỵ thế giới (WSO), 4,5 giờ là thời gian “vàng” cứu sống bệnh nhân đột quỵ, trong đó 30 phút đầu khi bệnh nhân khởi phát cơn đột quỵ được xem là thời gian “kim cương” để thoát nguy hiểm.

❌Đột quỵ xảy ra khi mất đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não. Cứ mỗi phút trôi qua có đến 2 triệu tế bào nơron thần kinh, đồng nghĩa với khoảng 12km sợi trục nơron thần kinh não chết không hồi phục nếu thiếu máu nuôi. Do đó, càng chậm trễ đưa tới bệnh viện thì khả năng cứu sống càng ít, nếu qua cơn nguy kịch cũng sẽ để lại nhiều tổn thương não không thể phục hồi. Cụ thể:

⚠️Trong 1-3 giờ đầu bệnh nhân có tỉ lệ cao phục hồi bình thường.

⚠️4 - 6 giờ bệnh nhân có thể được cứu sống nhưng để lại di chứng nặng: liệt, khó nói, khó nuốt, tàn phế…

⚠️6 - 8 giờ tỷ lệ sống là rất nhỏ.

⏩⏩Để chạy đua với tử thần giành lại sự sống cho bệnh nhân đột quỵ ngoài khẩn trương đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất thì cần nằm lòng NGUYÊN TẮC SƠ CỨU BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ ĐÚNG NHẤT:

1️⃣Nhận biết cơn đột quỵ: khi thấy đột ngột yếu nửa người hoặc méo miệng hoặc rối loạn ngôn ngữ … có thể nghi ngờ đây là cơn đột quỵ.

2️⃣Giữ bệnh nhân tránh bị té ngã gây chấn thương.

3️⃣Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói. Móc hết đàm, nhớt để bệnh nhân dễ thở.

4️⃣Gọi xe đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

5️⃣Nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê: Cần xem bệnh nhân thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngừng thở. Nếu ngừng thở thì cần hô hấp nhân tạo để đảm bảo đủ oxy cho tim và não.

6️⃣KHÔNG được tự ý điều trị như bấm huyệt, châm cứu, đánh gió (những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị).

7️⃣KHÔNG cho bệnh nhân ăn uống và đề phòng nôn trào ngược, không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp.

?Việc cứu chữa bệnh nhân đột quỵ cần HỎA TỐC nhưng phải đảm bảo KẾT HỢP CHUYÊN SÂU CÁC KHOA từ khoa cấp cứu, chẩn đoán hình ảnh, thần kinh. Giành sự sống và mang lại khả năng phục hồi cao nhất cho bệnh nhân đòi hỏi bác sĩ chắc tay nghề, có sự hỗ trợ tối đa của trang thiết bị hiện đại trong xét nghiệm, chẩn đoán và hiệu quả nhanh - chính xác trong can thiệp xử lý đoạn mạch bị tắc, tái lưu thông máu não.

??Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh với tất cả các khoa đều là mũi nhọn, đứng đầu là những chuyên gia đầu ngành dày dặn kinh nghiệm, cùng trang thiết bị hiện đại luôn được cập nhật, khoa cấp cứu tiếp nhận và cứu chữa người bệnh 24/7 sẽ luôn sẵn sàng đồng hành cùng người bệnh đột quỵ giành lại sự sống trong gang tấc với tử thần.

☎ Hotline: 1800.6858

?Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Chuyên gia hàng đầu về Nội thần kinh chia sẻ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐỘT QUỴ CÁC BỆNH LÝ THẦN KINH NGUY HIỂM: Dấu hiệu nhận biết sớm, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Chuyên gia hàng đầu về Nội thần kinh chia sẻ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐỘT QUỴ CÁC BỆNH LÝ THẦN KINH NGUY HIỂM: Dấu hiệu nhận biết sớm, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. 02:26
Chuyên gia hàng đầu về Nội thần kinh chia sẻ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐỘT QUỴ CÁC BỆNH LÝ THẦN KINH NGUY HIỂM: Dấu hiệu nhận biết sớm, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Khoảng 200.000 người Việt sẽ thoát khỏi nguy cơ đột quỵ mỗi năm, hơn 50% trong số đó có thể tránh "đột tử" và 90% bệnh nhân không phải sống chung...
 3 năm trước
 814 Lượt xem
Tin liên quan
Cholesterol tốt và cholesterol xấu khác nhau như thế nào?
Cholesterol tốt và cholesterol xấu khác nhau như thế nào?

Chúng ta thường nghe nhắc nhiều đến cholesterol tốt và cholesterol xấu. Vậy tại sao lại được gọi như vậy và hai loại cholesterol này khác nhau như thế nào?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây