1

5 CÁCH HỖ TRỢ HỆ TIÊU HÓA GIÚP BÉ TĂNG TRƯỞNG TỐT

Ngoài việc xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ và đa dạng dưỡng chất, mẹ có thể giúp bé tăng cường sức mạnh của bộ máy tiêu hóa bằng cách:

? 1. BỔ SUNG LỢI KHUẨN

- Lợi khuẩn là những vi sinh vật tốt cho đường tiêu hóa, góp phần cân bằng hệ vi sinh đường ruột và áp chế sự phát triển của các hại khuẩn, nấm men và vi rút gây bệnh.

- Mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho bé từ 2-6 tuổi bằng cách cho con ăn các thực phẩm lên men tự nhiên như sữa chua, phô mai, natto hoặc uống sữa công thức có bổ sung chủng lợi khuẩn tự nhiên trong cơ thể.

? 2. THÊM THỰC PHẨM GIÀU CHẤT XƠ VÀO CHẾ ĐỘ ĂN

- Chất xơ làm phân mềm hơn, dễ dàng di chuyển qua hệ tiêu hóa.

- Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, các loại rau, đậu, quả hạch và ngũ cốc nguyên hạt.

- Mẹ nên tăng lượng chất xơ từ từ để hệ tiêu hóa của bé có thời gian làm quen, thích ứng, tránh tình trạng đau bụng, đầy hơi.

? 3. CHIA NHỎ KHẨU PHẦN ĂN

- Chia nhỏ khẩu phần ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé không bị quá tải, hạn chế đau bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa…

- Chia nhỏ các bữa sẽ giúp hệ tiêu hóa có thời gian hoạt động và nghỉ ngơi.

- Với bé 2-6 tuổi, mẹ nên cho bé ăn ít nhất 3 bữa chính và 2 bữa phụ rải đều trong ngày. Các bữa ăn nên cách nhau 2-3 giờ.

? 4. ĐẢM BẢO TRẺ UỐNG ĐỦ NƯỚC

Việc uống đủ nước giúp thức ăn di chuyển trong đường ruột tốt hơn, giảm nguy cơ táo bón. Nếu con không thích uống nước, mẹ có thể cho thêm vài lát trái cây hay chút nước ép để bé dễ uống hơn.

? 5. ĐẢM BẢO TRẺ CÓ CHẾ ĐỘ VẬN ĐỘNG THỂ CHẤT ĐỀU ĐẶN VÀ ĐẦY ĐỦ

Việc vận động thể chất thường xuyên giúp nhu động ruột của trẻ hoạt động hiệu quả, thức ăn được đẩy đi nhanh chóng và dễ dàng hơn, không bị tắc ứ gây táo bón. Ngoài ra, vận động còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Trên đây là 5 cách giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa cho bé để bé có thể phát triển tối đa về thể lực và trí lực. Nếu có thắc mắc, vui lòng để lại bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất!

--------------------

HỆ THỐNG Y TẾ THU CÚC

? Cơ sở 1: Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc - 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

? Cơ sở 2: Phòng khám ĐKQT Thu Cúc - 216 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội

? Cơ sở 3: Phòng khám ĐK Thu Cúc - Khu vực Linh Đàm, 32 Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Có cách nào giúp trẻ 11 tháng chỉ nặng 6,5kg lớn khỏe hơn?

Bé nhà em làm phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Tuần thứ 37 của thai kỳ em bị thiếu ối nên con chậm tăng cân. Em mổ đẻ ở tuần thứ 38, con chỉ nặng 2,6kg. Hiện tại bé được 11 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 6,5kg và cao 70cm. Tháng đầu bé tăng 1kg, tháng thứ 2 tăng 600gr và sau đó mỗi tháng bé chỉ tăng khoảng 300gr. Xương bé rất nhỏ, người trong bé nhỏ như mới 3 tháng tuổi ấy ạ. Em có cho bé đi kiểm tra máu tổng quát nhưng vẫn không cải thiện. Bác sĩ có cách nào giúp con em to khỏe hơn không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1507 lượt xem

Cách gì giúp trẻ 3 tháng tuổi khỏi bị giật tay chân, khi khóc không bị run tay không?

Bé nhà em hiện đã hơn 3 tháng tuổi. Bé rất hay bị giật tay chân. Buổi tối, ngủ một lúc bé lại giật tay chân và cựa quậy. Lúc bú xong, ngủ lại tay cũng bị giật. Ban ngày bế bé ngủ, đặt xuống là chân tay lại giật. Khi khóc, tay bé cũng hay bị run. Có điều bé vẫn chơi, ăn ngủ bình thường ạ. Cho em hỏi bé như vậy có bị làm sao không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2803 lượt xem

Mẹ sinh bé 20 ngày rất ít sữa phải làm gì để tăng lượng sữa giúp bé bú mẹ hoàn toàn?

Em mới sinh con được 20 ngày ạ. 5 ngày sau sinh sữa của em mới về, nhưng lại rất ít, em hút ra chỉ được khoảng 20ml. Đến nay sữa của em cũng chẳng cải thiện là bao, chỉ được khoảng 60ml thôi ạ. Bé bú mẹ không đủ no nên quấy khóc. Từ lúc sinh ra đến giờ bé vẫn phải uống thêm sữa công thức. Em uống rất nhiều nước, tầm 4 lít một ngày để mong sữa nhiều hơn nhưng vẫn không cải thiện. Em cần làm gì để có nhiều sữa hơn, giúp bé có thể bú mẹ hoàn toàn ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1295 lượt xem

Có nên mua sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa và sữa non hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé quảng cáo ở trên mạng không?

Bé nhà em hiện đang được 2 tháng 15 ngày tuổi. Em cho bé bú sữa công thức là chủ yếu vì em rất ít sữa. Em có tham khảo trên mạng thì thấy có nhiều sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa hay sữa non hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé. Không biết em có nên mua cho bé dùng không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  345 lượt xem

Trẻ 6 tháng có nên cai sữa mẹ để cho bú sữa công thức hoàn toàn và ăn dặm giúp tăng cân nhanh hơn không?

Em sinh đôi một bé trai 2,5kg và một bé gái 2,8kg. Hiện giờ 2 bé đã được 6 tháng tuổi, bé trai nặng 5,8kg, cao 65cm và bé gái nặng 6,2kg cao 63cm. Em cho hai bé bú sữa mẹ hoàn toàn, đến tháng thứ 4 thì cho bú dặm thêm sữa công thức, một ngày khoảng 700ml sữa mỗi bé. Các bé đã biết trườn và em bắt đầu cho bé ăn dặm rồi ạ. Các bé nhà em như vậy là có bị suy dinh dường không? Em có nên cai sữa mẹ để cho các bé bú sữa công thức hoàn toàn và ăn dặm để bé tăng cân nhanh hơn không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  859 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Học sơ cấp cứu miễn phí với trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bv Hồng Ngọc Học sơ cấp cứu miễn phí với trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bv Hồng Ngọc 00:11
Học sơ cấp cứu miễn phí với trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bv Hồng Ngọc
Chỉ 40 suất cho khóa học ngày 10/4>>> Liên hệ hotline: 0932 232 017
 3 năm trước
 756 Lượt xem
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 3 năm trước
 737 Lượt xem
Tin liên quan
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung có nguy cơ tử vong cao do lượng oxy và chất dinh dưỡng trong tử cung thấp. Điều quan trọng là cần thực hiện thăm khám đầy đủ và theo dõi thai kỳ cẩn thận, phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Các cơn đau do tăng trưởng ở trẻ em
Các cơn đau do tăng trưởng ở trẻ em

Đôi khi các bé bị những cơn đau nhức và đau nhói. Hiện tượng này rất phổ biến ở trẻ từ 3 đến 5 tuổi và sau đó lặp lại ở độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi.

Nuôi con bằng sữa mẹ và tiểu đường thai kỳ
Nuôi con bằng sữa mẹ và tiểu đường thai kỳ

Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể mà em bé cần. Và khi bạn bị tiểu đường thai kỳ, có những lợi ích bổ sung liên quan đến việc cho con bú.

Trẻ bị ghẻ và cách điều trị
Trẻ bị ghẻ và cách điều trị

Bệnh ghẻ cực kỳ dễ lây, và bất cứ ai cũng có thể bị - ngay cả khi chúng ta đã được vệ sinh một cách tỉ mỉ. Nó thường xuất hiện ở nhiều hơn một thành viên trong gia đình hoặc trong các nhóm trẻ em ở nhà trẻ hoặc trường học. Không có khoảng thời gian cụ thể nào trong năm mà bệnh ghẻ phát triển nhiều hơn.

Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị
Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị

Chốc lở ​​thường không gây nguy hiểm, nhưng nó có thể ngứa và mất thẩm mỹ. Ngoài ra cũng có thể xảy ra các biến chứng - như các bệnh nhiễm trùng da nghiêm trọng, để lại sẹo và viêm thận - vì thế điều quan trọng là phải điều trị triệt để.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây