1

Bệnh phổi mạn tính ở trẻ sơ sinh - Bộ y tế 2015 

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. Khái niệm

- Bệnh phổi mạn tính (CLD) còn được gọi là loạn sản phổi phế quản (bronchopulmonary dysplasia – BPD) hậu quả của thông khí áp lực cao trong
khi cấu trúc và chức năng phổi chưa trưởng thành và ngộ độc oxy.

- Theo Viện quốc gia của Mỹ về Sức khỏe trẻ em và phát triển con người (NICHHD - 2001) định nghĩa CLD khi trẻ vẫn có nhu cầu oxy ở thời điểm:

  •  Vượt quá 36 tuần tuổi thai (tuổi tính từ kỳ kinh cuối - PMA) đối với trẻ sinh non < 32 tuần tuổi thai.
  •  Hoặc ở mức 29 – 55 ngày tuổi đối với trẻ sinh non ≥ 32 tuần tuổi thai.

- CLD làm tăng nhu cầu oxy và thời gian thở máy, tăng áp lực động mạch phổi, xơ phổi, xẹp phổi, hạn chế chức năng phổi diễn biến nặng nhiễm trùng tỷ lệ tử vong tăng cao.

1.2. Dịch tễ

- Tỷ lệ hay gặp ở những trẻ đẻ non < 32 tuần tuổi thai đặc biệt những trẻ non tháng và nhẹ cân.

- Yếu tố nguy cơ:

- Giai đoạn chu sinh

  •  Niệu nang tĩnh mạch rốn: được cho là liên kết với tăng nguy cơ CLD.
  •  Tuổi thai < 30 tuần
  •  Sơ sinh nhẹ cân, cân nặng < 1500 gram (đặc biệt dưới 1000 gram)
  •  Trẻ nam.
  •  Viêm màng ối ở mẹ.
  •  Gia đình có tiền sử hen.

- Sau sinh

  •  Hồi sức: các khả năng tổn thương phổi đáng kể trong những giây phút đầu tiên được hồi sức tích cực ngay sau khi sinh gây ra thay đổi đáng kể cấu trúc phổi.
  •  Thông khí (Barotrauma & Volutrauma): trẻ sơ sinh nhận được thông khí liên tục qua ống nội khí quản do hội chứng suy hô hấp (RDS), hoặc các rối loạn khác (đặc biệt là khi máy thở áp lực cao và FiO2 cao ) trong một thời gian kéo dài.
  •  Oxy độc tính
  •  Bệnh màng trong không tiến triển tốt sau 3 – 4 ngày điều trị.
  •  Nhiễm trùng.
  •  Còn ống động mạch : một trong những yếu tố gây CLD do sự cần thiết phải thông khí hỗ trợ lại, hoặc tăng thông khí.
  •  Nuôi dưỡng, tăng nhu cầu về năng lượng nhanh quá mức.

2. CHẨN ĐOÁN

2.1. Lâm sàng

- người bệnh phụ thuộc O2 theo thời gian.

  •  Trẻ < 32 tuần: > 36 tuần tuổi điều chỉnh
  •  Trẻ ≥ 32 tuần: 29 – 55 ngày tuổi.

- Suy hô hấp:

  •  Nhịp thở: >60 l/ph hoặc < 30 l/ph
  •  Phập phồng cánh mũi, co rút cơ hô hấp, thở gắng sức.
  •  Cơn ngừng thở: > 20 giây hoặc < 20 giây kèm tần số tim < 100 l/ph
  •  Tím trung ương: SpO2 giảm < 85%
  •  Nghe phổi có thể có ran ẩm, ran ứ đọng hay không

- Yếu tố nguy cơ.

2.2. Cận lâm sàng

- Chức năng phổi thông qua khí máu:

  •  pH: biểu hiện còn bù, trong giới hạn
  •  PaCO2: thường tăng
  •  PaO2: thường giảm.
  •  Mức độ tăng giảm % tùy thuộc vào nguyên nhân gây CLD

- Tiêu chuẩn khí máu: Ba chỉ số đánh giá mức độ oxy hóa bị rối loạn:

  •  Tỷ số áp lực oxy động mạch - phế nang (PaO2/PAO2 hoặc A/aO2)
  •  Độ chênh áp oxy phế nang - động mạch (PAO2 - PaO2 hoặc A-aDO2) mmHg, tăng khi tình trạng oxy hóa bị xấu đi.
  •  Tỷ số oxy hóa được biểu hiện bằng millimet thủy ngân, giảm nếu tình trạng oxy hóa xấu đi.

- Tiêu chuẩn X – quang:

  •  Hình ảnh viêm phế quản phổi.
  •  Hình ảnh phổi tăng thể tích, nhiều vùng ứ khí, hình sợi.

- Siêu âm tim loại trừ các tổn thương tim bẩm sinh, còn ống động mạch.

- CT Scaner

3. CHẨN ĐOÁN GIAI ĐOẠN: Theo tuổi thai

 

 

4. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

  •  Viêm phổi kéo dài không đáp ứng kháng sinh: Xquang + bằng chứngnhiễm khuẩn.
  •  Còn ống động mạch: dựa siêu âm tim.

5. ĐIỀU TRỊ

5.1. Điều trị tiếp tục liệu pháp oxy hay thở máy

  •  Hỗ trợ oxy, NCPAP, thở máy
  •  Theo dõi khí máu được đảm bảo: pH: trong giới 7.35 – 7.45, PaCO2 có thể chấp nhận 55 – 70 mmHg.
  •  SpO2: 90 – 95%

5.2. Dinh dưỡng

  •  Đảm bảo sự phát triển thích hợp.
  •  Tổng nhu cầu năng lượng có thể lên tới 150 Kcal/kg/ngày và lượng acid – amin đạt 3.5 – 4 gram/kg/ngày.
  •  Tổng dịch có thể phải hạn chế < 150 ml/kg/ngày

5.3 Thuốc lợi tiểu

  •  Thiazide hoặc spironolactone
  •  Furosemide: 1 mg/kg/ngày (tiêm tĩnh mạch)

5.4. Thuốc giãn phế quản:

  •  Hiện nay, việc sử dụng khí dung steroid không được khuyến khích, không có bằng chứng rằng tác dụng của khí dung steroid có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc CLD.
  •  Có thể sử dụng beta-agonists, ipratropium bromide hoặc methylxanthines cho CLD.

5.5. Corticosteroid

  •  Có thể sử dụng hydrocortisone liều ban đầu 5 mg/kg.
  •  Hoặc dexamethasone: thời gian của đợt điều trị steroid là một vấn đề,nliều thấp < 0.75 mg/kg/ đợt

5.6. Nitric Oxide:Hiện tại không đủ bằng chứng để sử dụng iNO thường xuyên cho tất cả trẻ sơ sinh non.

5.7. Tăng cường miễn dịch

5.8. Phòng nhiễm trùng: kháng sinh thích hợp5.9. Tư vấn gia đình

6. CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG

  •  Dự phòng corticosteroid (ANS) khi dự đoán là sinh non. ANS giảm đáng kể tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của bệnh màng trong, và do đó giảm sự cần thiết phải thở máy, vì vậy giảm CLD.
  •  Hạn chế dùng quá nhiều oxy liều cao và thở máy.
  •  Điều trị surfactant sớm tránh phụ thuộc máy thở, khuyến khích việc thoát máy sớm và thở CPAP sau khi bơm surfactant. Đặc biệt đối với những sơ sinh < 28 tuần tuổi cần dùng surfactant ngay tại phòng đẻ.
  •  Hạn chế dịch truyền đối với những trẻ sinh quá non, nguy cơ còn ống động mạch vào ngày 1 và 2 của cuộc sống.
  •  Sử dụng FiO2 tối ưu hóa trên máy thở để đảm bảo PaO2 đạt tới đích.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật nối tắt tĩnh mạch chủ - động mạch phổi điều trị bệnh tim bẩm sinh phức tạp -Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Bệnh sùi mào gà sinh dục - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Chẩn đoán và điều trị nội khoa cường cận giáp trạng thứ phát ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính  - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Bệnh viêm màng bồ đào trước cấp tính - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015

Bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Theo các chuyên gia, vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh phổi ở những người bị thiếu hụt loại vitamin này.

Mối liên hệ giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và suy thận mạn
Mối liên hệ giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và suy thận mạn

Các nghiên cứu đã phát hiện rằng những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có nguy cơ bị suy thận mạn cao hơn so với người không bị COPD.

Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)

Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Cao huyết áp mạn tính và việc lựa chọn phương pháp sinh đẻ
Cao huyết áp mạn tính và việc lựa chọn phương pháp sinh đẻ

Việc chọn phương pháp sinh tùy thuộc vào mức độ kiểm soát huyết áp của bạn tốt như thế nào cùng tình trạng của bạn và thai nhi như nào khi thai kỳ tiến triển.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1130 lượt xem

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1192 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  688 lượt xem

- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Tình trạng đi cầu nhiều lần của trẻ sơ sinh gần 1,5 tháng
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  596 lượt xem

Hiện tại bé nhà em được gần 1,5 tháng ạ. Khi sinh được 12 ngày thì bé có hiện tượng đi cầu rất nhiều lần. Có khi ngày đi từ 15 đến 20 lần. Nhưng mỗi lần đi lại rất ít, chỉ một chút xíu. Mỗi lần bé xì hơi, vặn người hay chỉ cần khóc to lên cũng bị mót phân ra. Tình trạng của bé như vậy có sao không và sẽ kéo dài bao lâu ạ?

Trẻ gần 4 tháng tháng tuổi viêm phổi thùy phải dùng kháng sinh, tiêm thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  791 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây