1

Trị Rụng Tóc

Nguyên nhân gây rụng tóc

Rụng tóc androgen (androgenetic alopecia) hay hói đầu kiểu nam/hói đầu kiểu nữ xảy ra ở cả nam và nữ vì nhiều nguyên nhân, từ yếu tố di truyền cho đến những vấn đề về sức khỏe.

Dạng rụng tóc phổ biến nhất ở nam giới là do nguyên nhân di truyền, thường gây rụng tóc dần ở một vùng nhất định và dẫn đến hói đầu. Nam giới còn gặp phải một vấn đề khác là đường chân tóc cao dần trong khi ở phụ nữ thì vấn đề thường là tóc không còn dày như khi còn trẻ. Giống như nhiều bộ phận khác trên cơ thể, tóc của chúng ta cũng thay đổi theo tuổi tác.

Nếu bạn phát hiện thấy mình có các mảng hói tròn trên da đầu thì rất có thể nhiều vị trí khác trên cơ thể cũng xảy ra tình trạng rụng lông ví dụ như râu hay lông mày. Nguyên nhân cũng có thể là do các bệnh lý như rụng tóc từng vùng (xảy ra ở cả người lớn và trẻ em) hoặc nhiễm nấm (phổ biến nhất ở trẻ em).

1. Rụng tóc do di truyền

Cả nam giới và nữ giới đều có thể bị rụng tóc di truyền.

Ở nam giới, yếu tố di truyền chiếm đến 99% nguyên nhân gây rụng tóc và có mặt trong gần như tất cả các dạng rụng tóc. Rụng tóc ở nam giới thường chủ yếu xảy ra theo 2 dạng, một là rụng tóc ở phía trước trán (đường chân tóc), có thể có hoặc không bị hói ở đằng sau đường chân tóc và hai là tóc thưa dần dẫn đến hói ở trên đầu (thường bao gồm cả đường chân tóc).

Mặc khác, rụng tóc ở phụ nữ chưa mãn kinh thường không phải do nguyên nhân di truyền.

2. Rụng tóc do thay đổi nội tiết

Cả nam giới và phụ nữ đều trải qua sự thay đổi về tóc do thay đổi nội tiết tố. Phụ nữ có thể bị rụng tóc khi mang thai, sau khi sinh con hoặc sau khi mãn kinh. Khi nồng độ estrogen hỗ trợ cho tóc bị suy giảm, phụ nữ thường sẽ bị rụng tóc.

Cả nam giới và phụ nữ đều gặp phải tình trạng tóc thưa dần khi có tuổi, dẫn đến hói đầu. Đây là vấn đề gọi là rụng tóc do tuổi già, xảy ra ở cả nam giới và phụ nữ trên 80 tuổi.

Những thay đổi nội tiết tố khác có thể là do các vấn đề về nội tiết. Ví dụ, những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có thể bị rụng tóc do có nồng độ androgen cao hơn người bình thường. Bên cạnh đó, một nguyên nhân phổ biến khác gây rụng tóc ở phụ nữ trẻ là do một số loại thuốc như thuốc tránh thai hoặc thuốc chống trầm cảm, thiếu máu hay lượng sắt thấp do mất máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt và các vấn đề về tuyến giáp.

3. Rụng tóc do có vấn đề sức khỏe

Nhiều vấn đề và bệnh lý khác nhau gây rụng tóc tạm thời hoặc vĩnh viễn. Các bệnh tự miễn như lichen phẳng (luchen planopilaris) hay rụng tóc có sẹo (scarring alopecias) là những vấn đề cần phải được phát hiện trước khi tiến hành cấy tóc vì các bệnh này sẽ phá hủy các nang tóc được cấy và khiến chúng không thể phát triển ở vị trí mới. Bạn có thể mất đi một lượng tóc đáng kể do bệnh tự miễn vì khi mắc những bệnh này, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công chính các nang tóc.

Sự thiếu hụt dinh dưỡng và protein cũng có thể góp phần gây rụng tóc, đặc biệt là khi đang trong quá trình giảm cân cấp tốc bằng chế độ ăn kiêng không khoa học, cơ thể suy nhược hoặc khi không cung cấp cho cơ thể đủ các loại thực phẩm, vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng trưởng và mọc tóc.

Căng thẳng cũng có thể dẫn đến rụng tóc tạm thời (được gọi là rụng tóc kiểu TE hay rụng tóc telogen - telogen effluvium). Nguyên nhân này thường xảy ra phổ biến ở phụ nữ hơn so với nam giới và thường có biểu hiện là tóc bị rụng ngay cả khi chỉ kéo nhẹ. Tình trạng này có thể khiến tóc thưa ở toàn bộ đầu nhưng không phải lúc nào cũng gây ra mảng hói. Trong những trường hợp này thì cần đi khám bác sĩ da liễu.

4. Rụng tóc do lực kéo

Các vấn đề về hành vi, chẳng hạn như hội chứng nghiện giật tóc (trichotillomania) hay thói quen buộc tóc, thắt bím tóc quá chặt đều có thể dẫn đến rụng tóc. Cấy tóc là giải pháp hiệu quả để khắc phục rụng tóc do lực kéo nhưng trước tiên bệnh nhân cần khắc phục được nguyên nhân gây rụng tóc để vấn đề không tái phát sau cấy tóc.

5. Rụng tóc do có vấn đề về da và tóc

Các vấn đề về da và tóc có thể gây ngứa, khiến bạn gãi liên tục và dẫn đến rụng tóc. Gãi không chỉ gây rụng tóc vĩnh viễn mà có thể gây viêm nang tóc và nhiễm trùng, sau đó cần đi khám bác sĩ để điều trị.

Các bệnh về da gây rụng tóc phổ biến nhất, đa phần xảy ra ở trẻ em, gồm có hắc lào (ringworm) hay nấm trứng tóc (piedra), thường gây ra các mảng rụng tóc (thường được gọi là “nấm da đầu”) hoặc làm suy yếu chân tóc. Viêm nang lông cũng có thể phá hủy vĩnh viễn nang tóc và tạo ra các mảng hói.

6. Rụng tóc do chấn thương và bỏng

Bỏng hóa chất ở da đầu là một trong các vấn đề phổ biến nhất khi sử dụng các sản phẩm làm tóc, ví dụ như thuốc nhuộm hay thuốc tẩy tóc chất lượng kém. Những vết bỏng hóa chất sẽ phá hủy nang tóc vĩnh viễn. Ngoài ra, những vết bỏng do tai nạn, hỏa hoạn hay nước sôi cũng có thể để lại hậu quả vĩnh viễn ở da đầu. Nếu mức độ chấn thương da đầu không nghiêm trọng thì tóc có thể mọc lại nhưng nếu có vết sẹo quá lớn thì điều này là không thể.

7. Rụng tóc do sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng

Rụng tóc có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc, ví dụ như thuốc điều trị viêm khớp, trầm cảm, các vấn đề về tim mạch, bệnh gút và cao huyết áp. Nếu gặp hiện tượng rụng tóc trong quá trình dùng thuốc thì cần nói với bác sĩ để có hướng giải quyết ví dụ như đổi sang loại thuốc khác.

Nhiều bệnh nhân ung thư bị rụng tóc do xạ trị và hóa trị. Các phương pháp điều trị ung thư này làm gián đoạn giai đoạn tăng trưởng tóc (anagen) và cản trở sự mọc tóc mới. Mặc dù sau khoảng 2 tháng kể từ khi kết thúc quá trình điều trị thì tóc có thể mọc lại nhưng màu sắc và độ dày của tóc có thể sẽ không còn được như trước. Có thể sử dụng liệu pháp mũ lạnh trong quá trình hóa trị để giảm lượng thuốc đi vào tóc và ngăn ngừa rụng tóc.

Các phương pháp điều trị rụng tóc

Để có hướng điều trị thích hợp, trước tiên cần xác định được nguyên nhân gây rụng tóc bằng cách tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Các xét nghiệm này gồm có:

  • Xét nghiệm nồng độ hormone giới tính
  • Xét nghiệm SHBG (globulin liên kết với hormone giới tính) để kiểm tra tình trạng của hormone sinh dục nam
  • Xét nghiệm estradiol - một hormone giới tính
  • Xét nghiệm FSH (hormone kích thích nang trứng)
  • Xét nghiệm hormone LH (hormone luteinizing) - một loại hormone giới tính
  • Xét nghiệm testosterone tự do
  • Xét nghiệm testosterone toàn phần
  • Xét nghiệm ANA (kháng thể kháng nhân) nhằm phát hiện các bệnh tự miễn như bệnh lupus ban đỏ
  • Xét nghiệm TSH (hormone kích thích tuyến giáp) nhằm phát hiện bệnh cường giáp hoặc suy giáp
  • Xét nghiệm định lượng sắt
  • Xét nghiệm TIBC (khả năng gắn sắt toàn phần)
  • Xét nghiệm Ferritin
  • Nếu rụng tóc không phải là do vấn đề sức khỏe gây ra thì có thể điều trị bằng các biện pháp dưới đây.

1. Liệu pháp PRP

Liệu pháp tiêm PRP hay huyết tương giàu tiểu cầu là phương pháp lấy máu của chính khách hàng, xử lý để tách lấy huyết tương và tiêm lại vào da đầu. Phương pháp này giúp tăng sự lưu thông máu đến các nang tóc, kích thích sự phát triển của các nang mới và kéo dài giai đoạn tăng trưởng tóc (anagen) nhằm thúc đẩy sự mọc tóc, làm chậm tốc độ rụng tóc và giúp cho các sợi tóc hiện có trở nên chắc khỏe hơn. Trong một số trường hợp, liệu pháp PRP thậm chí còn có tác dụng giúp mọc lại tóc đã rụng.

Các nghiên cứu chứng minh liệu pháp PRP có hiệu quả cho cả vấn đề rụng tóc do tuổi tác và rụng tóc từng vùng. Đây là phương pháp an toàn, chi phí hợp lý và ít xâm lấn hơn so với phẫu thuật cấy tóc nhưng khó dự đoán kết quả hơn.

Thông thường, trong liệu trình ban đầu, khách hàng sẽ cần điều trị từ 3 đến 4 buổi, mỗi buổi cách nhau một tháng và điều trị lại 2 hoặc 3 lần mỗi năm để duy trì hiệu quả lâu dài.

Tìm hiểu thêm về liệu pháp PRP điều trị rụng tóc

2. Cấy tóc

Cấy tóc là phương pháp lấy các nang tóc khỏe mạnh, thường là từ phía sau và hai bên đầu, rồi đưa đến cấy vào vùng bị hói. Ngoài ra thì cũng có thể sử dụng lông từ các vị trí khác trên cơ thể, chẳng hạn như râu, lông ngực, cánh tay và chân để cấy; tuy nhiên, ngoài tóc và râu ra thì lông từ hầu hết các vùng khác của cơ thể đều không có chu kỳ phát triển dài và do đó sẽ không phát triển được giống như tóc bình thường.

Tóc mọc với tốc độ xấp xỉ 13mm mỗi tháng và chu kỳ tăng trưởng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố tuổi tác và giới tính. Phụ nữ có chu kỳ tăng trưởng tóc dài hơn so với nam giới và do đó tóc mọc dài hơn. Càng lớn tuổi thì chu kỳ tăng trưởng càng ngắn ở cả hai giới.

Có hai phương pháp cấy tóc là chiết dải nang tóc (FUT) và chiết từng đơn vị nang tóc (FUE). Với phương pháp FUT thì nang tóc được lấy từ phía sau hoặc hai bên đầu bằng cách cắt một dải da cùng với tóc. Với phương pháp FUE, từng nang tóc riêng lẻ được lấy ra khỏi vùng cho tóc và sau đó được cấy vào vùng nhận.

Hầu hết khách hàng đều cần cạo toàn bộ vùng cho tóc nếu cấy bằng phương pháp FUT để bác sĩ có thể xác định được chính xác mảng tóc cần cắt. Điều này sẽ tạo ra một vùng không có tóc sau khi phẫu thuật và cần sửa lại kiểu tóc hoặc đội tóc giả một thời gian. Thường sau khoảng 5 đến 10 ngày thì tóc mới bắt đầu mọc lại ở vùng được cạo. Với phương pháp FUE thì chỉ cần cạo tóc ở những vị trí mà nang tóc được chiết, sau đó những vị trí này sẽ được che đi bởi mái tóc dài hơn ở bên trên và bên dưới. Cả hai phương pháp này đều sẽ để lại sẹo. Phương pháp FUT sẽ để lại vết sẹo lớn hơn và mức độ sẹo sẽ phụ thuộc vào khả năng lành da của mỗi người nhưng thường chỉ rộng vài mm. Phương pháp FUE chỉ để lại các vết sẹo rất nhỏ (dưới dạng các chấm trên da đầu) và kích thước của các vết sẹo sẽ thay đổi tùy theo (1) dụng cụ mà bác sĩ sử dụng (dụng cụ lớn hơn để lại sẹo rộng hơn) và (2) khả năng lành lại của da. Tóc mới sẽ bắt đầu mọc sau 3 đến 4 tháng và tiếp tục phát triển suốt đời.

Sau khoảng từ 6 đến 10 tháng kể từ ngày phẫu thuật, bạn sẽ bắt đầu thấy kết quả rõ rệt khi tóc mới mọc đủ dài. Trong vòng một năm, bạn sẽ thấy kết quả gần như hoàn thiện.

Cấy tóc bằng công nghệ robot Artas

ARTAS là một công nghệ robot sử dụng kỹ thuật cấy tóc FUE. Công nghệ này chọn các nhóm nang tóc có số lượng tóc nhiều nhất và sau đó chiết chúng theo cách đặc biệt để giữ nguyên trạng vùng cho tóc. Sau đó, các nang tóc được cấy tỉ mỉ, từng nang một bằng robot hoặc bằng tay vào vùng bị hói để kích thích sự phát triển tóc mới.

Ưu điểm của công nghệ cấy tóc bằng robot ARTAS là giảm áp lực cho bác sĩ trong quá trình thực hiện so với các kỹ thuật chiết từng đơn vị nang tóc thủ công truyền thống. Hơn nữa, robot cũng cho kết quả ổn định hơn khi so sánh với các kỹ thuật thủ công.

Sau khi cấy tóc, khách hàng sẽ thấy tóc mới trong vòng từ 2 đến 3 tháng và kết quả sẽ tiếp tục cải thiện trong suốt một năm.

Công nghệ cấy tóc Neograft

NeoGraft là một thiết bị đã được FDA cấp phép sử dụng trong phương pháp cấy tóc và cũng là một công nghệ sử dụng kỹ thuật cấy tóc FUE. Đây là một thiết bị cầm tay có khả năng nhổ các nang tóc riêng lẻ và cấy từng nang một vào vùng bị hói.

Trong vòng 10 trở lại đây có nhiều công nghệ khác nhau sử dụng kỹ thuật FUE, gồm có công nghệ Devyore, công nghệ Umar, công nghệ Trivellini, công nghệ Safe… Các công nghệ này hiện đang dần được sử dụng phổ biến thay cho kỹ thuật cấy tóc FUE thủ công. Quá trình cấy tóc bằng kỹ thuật FUE có thể mất từ ​​4 đến 6 tiếng và với những trường hợp cần cấy nhiều hơn 2.000 nang tóc thì có thể cần chia ra thực hiện làm hai lần riêng biệt.

Để cấy tóc thành công thì cần đảm bảo rằng mọi vấn đề về sức khỏe/nội tiết tố tiềm ẩn đều được kiểm soát và sau đó cần hỗ trợ cho sự phát triển của tóc sau khi cấy bằng các biện pháp như liệu pháp PRP hay thuốc bôi.

Các phương pháp khác điều trị rụng tóc

Ngoài các quy trình kể trên thì còn có các sản phẩm khác để điều trị rụng tóc tại nhà.

Minoxidil

Minoxidil (biệt dược Rogaine) là một sản phẩm không kê đơn điều trị chứng hói đầu ở nam và nữ, có dạng lỏng hoặc dạng bọt. Minoxidil đã được FDA phê chuẩn và là một phương pháp điều trị tại nhà an toàn, phát huy tác dụng bằng cách tăng kích thước các nang tóc và kéo dài giai đoạn phát triển của tóc để tóc che phủ da đầu nhiều hơn. Sản phẩm này cho hiệu quả cao nhất ở những người dưới 40 tuổi và mới bị rụng tóc gần đây do androgen, vì vậy nên chỉ có tác dụng đối với chứng hói đầu di truyền. Ngoài ra, Minoxidil còn có dạng uống và cho hiệu quả cao hơn dạng bôi ngoài đối với nam giới.

Finasteride

Finasteride (biệt dược Propecia) là một loại thuốc kê đơn có tác dụng làm giảm nồng độ dihydrotestosterone (DHT) - hormone gây teo nang tóc. Finasteride đã được chứng minh lâm sàng là có khả năng làm chậm tốc độ rụng tóc ở 88% và giúp mọc lại tóc ở 66% người dùng. Thường sẽ phải dùng từ 6 đến 12 tháng mới có kết quả rõ rệt. Tuy nhiên, loại thuốc này không được khuyến khích cho phụ nữ chưa mãn kinh và còn có ý định sinh con vì đi kèm những rủi ro khi mang thai, ví dụ như có thể gây dị tật bẩm sinh nếu dùng thuốc trong thai kỳ. Finasteride có thể được sử dụng ở phụ nữ sau mãn kinh và có hiệu quả ở ít nhất 50% nhóm người dùng này.

Liệu pháp ánh sáng cường độ thấp

Liệu pháp ánh sáng cường độ thấp là một phương pháp điều trị tại nhà, trong đó khách hàng đeo một loại mũ laser trong vài phút mỗi ngày. Năng lượng laser cường độ thấp sẽ kích thích nang tóc. Phương pháp này đã được FDA chứng nhận an toàn và có tác dụng cải thiện tình trạng rụng tóc nói chung, bao gồm cả mật độ (độ dày) của tóc.

Ngoài ra còn có các loại viên uống bổ sung giúp tăng cường sự phát triển và độ dày của tóc. Mặc dù chưa được chứng minh là có thể mọc lại tóc đã rụng hay ngăn chặn rụng tóc nhưng những sản phẩm này có thể giúp cải thiện tình trạng tóc mỏng.

Các biện pháp hạn chế rụng tóc

Mặc dù trong hầu hết các trường hợp thì chứng hói đầu ở nam và nữ là vấn đề không thể ngăn ngừa được nhưng có một số biện pháp giúp hạn chế mức độ rụng tóc:

  • Tránh gây căng hoặc tổn thương da đầu cũng như là nang tóc, ví dụ như không buộc tóc quá chặt hay không giật tóc.
  • Nhẹ nhàng khi gội đầu, chải tóc và tạo kiểu; sử dụng lược răng thưa và không kéo mạnh tóc khi chải; tránh làm nóng tóc và da đầu quá mức bằng các loại máy uốn, máy ép hay máy sấy tóc.
  • Nếu có thể thì nên tránh các loại thuốc và thực phẩm chức năng có đi kèm tác dụng phụ gây rụng tóc.
  • Không đội mũ hay băng đô quá chật.
  • Không hút thuốc lá: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thói quen hút thuốc cũng là nguyên nhân gây rụng tóc.

Chứng hói đầu là một vấn đề di truyền nhưng có thể trở nên trầm trọng hơn do căng thẳng quá mức, tuần hoàn máu kém, chế độ ăn uống không cân bằng, mang thai, sử dụng thuốc, bệnh tật, các vấn đề về tuyến giáp,… Một số trong đó là những yếu tố có thể tránh được và một số thì không, vì vậy, bạn cần duy trì một lối sống lành mạnh và hạn chế căng thẳng để giữ cho mình mái tóc dày, chắc khỏe.

Tổng số điểm của bài viết là: 45 trong 9 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Hỏi đáp liên quan
Propecia có phải thuốc trị rụng tóc tốt hay không?
  •  2 năm trước
  •  3 trả lời
  •  762 lượt xem

Xin chào, tôi là nam 25 tuổi và đã sử dụng một phiên bản có chung thành phần với propecia vì gia đình tôi có tiền sử bị hói đầu. Tôi bắt đầu sử dụng loại thuốc đó khi tôi 19 tuổi. Tôi vẫn còn tóc. Tôi muốn biết làm sao để biết liệu thuốc thực sự có tác dụng hay không? Tôi có thể ngừng sử dụng trong bao lâu mà không gây ảnh hưởng đến việc điều trị, vì đôi khi tôi phải chờ vài ngày để mua bổ sung? Cảm ơn các bác sĩ.

Có cách nào làm tóc mọc lại ở vết sẹo trên đầu?
Có cách nào làm tóc mọc lại ở vết sẹo trên đầu?
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  12106 lượt xem

Tôi có một vết sẹo dài khoảng 3cm trên đầu do bị ngã khi còn nhỏ nên bây giờ đầu tôi bị mất một mảng tóc ở chỗ đấy. Có cách nào để tóc mọc lại chỗ vết sẹo không?

Rụng tóc 4 năm do thiếu hụt vitamin D, chữa xong tóc có mọc lại không?
  •  2 năm trước
  •  5 trả lời
  •  516 lượt xem

Rụng tóc 4 năm do thiếu hụt vitamin D, chữa xong tóc có mọc lại không? Bác sĩ da liễu bảo rằng mọc lại được, toàn bộ tóc của tôi sẽ mọc lại nhưng có nơi lại bảo là có thể không mọc lại được?

Tình trạng rụng tóc này là bệnh gì ạ? và rụng tóc kéo dài bao lâu?
  •  1 năm trước
  •  0 trả lời
  •  306 lượt xem

em năm nay 20 tuổi, tình trạng rụng tóc bắt đầu từ tháng 9 năm 2021, lúc đó em có tập luyện thể thao khá nặng nhưng không ăn uống đầy đủ do giãn cách xã hổi. Tóc rụng nhiều khi tắm và sau khi ngủ dậy, trung bình 50-60 sợi mỗi ngày và kéo dài làm lộ da đầu khi ra ánh sáng. Mấy tháng gần đây số lượng tóc rụng có giảm dần khi tắm và sau khi ngủ dậy, trung bình 20-30 sợi, nhưng sợi tóc khi rụng có bọc trắng ở chân tóc và da đầu bị nhờn. Từ lúc bắt đầu rụng tóc thì vẫn có tóc con mọc nhưng không bù đắp được lượng tóc rụng đi.

Làm thế nào để biết tóc đang mọc lại sau khi bị rụng tóc telogen mạn tính?
  •  2 năm trước
  •  2 trả lời
  •  770 lượt xem

Tôi liên tục bị rụng nhiều tóc rồi ngừng rụng trong suốt 11 tháng, sau đó dừng đột ngột vào khoảng 3 năm trước. Có thể tôi đã bị rụng tóc telogen mạn tính, vùng thái dương bị rụng nhiều thấy rõ, những vùng khác bị rụng kiểu lan tỏa; khi khởi phát bệnh tôi bị thiếu máu. Gia đình không có tiền sử bị rụng tóc, không có dấu hiệu rụng kiểu hói. Kể từ ba tháng trước tóc của tôi bắt đầu mọc lại mạnh mẽ, gần như đã dày bằng trước khi bị rụng (mặc dù vẫn thưa hơn trước). Tôi thường xuyên bị rụng tóc trong hơn 5 tháng, nhưng kể từ đó tôi đã rụng rất nhiều sợi tóc ngắn, thường là 2-3cm. Có nhiều người gặp tình trạng này không? Làm thế nào để biết mình đang trong quá trình phục hồi – qua việc tóc dần mọc lại hay tóc ngừng rụng? Bệnh có thể tái phát không?

Tại sao tôi lại bị rụng tóc khi 17 tuổi?
  •  2 năm trước
  •  2 trả lời
  •  1615 lượt xem

Tôi mới 17 tuổi nhưng đang bị rụng tóc và tóc thưa dần! Chuyện gì đang xảy ra với tôi? Tôi rất lo lắng vì cứ nhìn lên giường là thấy một đống tóc. Khi gội đầu, tóc cũng rụng ra rất nhiều. Tôi đã cố đi tìm câu trả lời nhưng không có ai giải đáp. Tôi chỉ nhận được giả thiết và phỏng đoán. Tôi chắc chắn vấn đề không phải là do di truyền, bởi vì không có ai trong nhà tôi bị rụng tóc. Phương pháp chữa bệnh này là gì?

Bao lâu thì Minoxidil mới phát huy tác dụng?
Bao lâu thì Minoxidil mới phát huy tác dụng?
  •  4 năm trước
  •  5 trả lời
  •  14491 lượt xem

Tôi bị rụng tóc, đi khám thì được kê Minoxidil. Bao lâu thì thuốc mới phát huy tác dụng? Và có thể làm cho tóc tôi mọc lại toàn bộ được không?

Điều trị tóc mỏng do tẩy tóc?
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  967 lượt xem

Trước đây tóc tôi rất dày nhưng sau một lần đi tẩy tóc thì bị rụng và mỏng đi rất nhiều. Từ đấy đến nay đã được 2 năm rồi mà tóc vẫn không trở lại như trước kia. Tôi cần làm gì để tóc mọc lại?

Rụng tóc đột ngột là do đâu?
Rụng tóc đột ngột là do đâu?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  666 lượt xem

2 tháng trước tôi đột ngột bắt đầu rụng nhiều tóc mà chỉ bị ở một mảng này thôi. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi nguyên nhân là do đâu và làm thế nào để tóc mọc lại?

Rụng nhiều tóc mỗi ngày có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  875 lượt xem

Tôi 18 tuổi và đang bị rụng nhiều tóc. Tôi đếm phải rụng đến hơn 20 sợi mỗi ngày. Chỉ cần luồn tay qua tóc là đã rụng 8 - 10 sợi rồi. Như thế có bình thường không và tôi cần làm gì? Nguyên nhân là do di truyền hay do mắc phải bệnh gì?

Có thật là Propecia đã được chứng minh là an toàn cho sử dụng dài hạn?
  •  2 năm trước
  •  3 trả lời
  •  643 lượt xem

Tôi được kê đơn Propecia 1mg để điều trị rụng tóc. Tuy nhiên, tôi đã bỏ thuốc sau 3 ngày khi đọc được một nghiên cứu nêu lên một số phát hiện rất đáng báo động: 1. Propecia được cho là làm tăng nguy cơ ung thư vú ở nam giới gấp 200 lần (tức là 20.000%). 2. Propecia có thể gây ra "bất lực" dai dẳng, VĨNH VIỄN và các rối loạn chức năng tình dục khác ở nam giới. 3. Propecia thường khiến ngực nam giới to ra. 4. Propecia có thể làm tổn thương vĩnh viễn các mô khỏe mạnh trong tuyến tiền liệt. Các bác sĩ có thể cho ý kiến về tính xác thực của những thông tin trên không?

Điều trị rụng tóc khi mới 18 tuổi
  •  4 năm trước
  •  3 trả lời
  •  1084 lượt xem

Em mới 18 tuổi mà đã bị rụng tóc nặng, thậm chí còn nhìn thấy cả mảng da đầu. Em cần làm gì để điều trị?

Spironolactone trị rụng tóc có hiệu quả không?
  •  4 năm trước
  •  4 trả lời
  •  1661 lượt xem

Tôi là nữ và có mái tóc rất mỏng, đặc biệt là xung quanh đỉnh đầu. Tôi đi khám bác sĩ để xét nghiệm máu thì bác sĩ nói là chỉ số sắt và vitamin D của tôi ở mức rất thấp. Sau đó thì kê Spironolactone kết hợp với Minoxidil 5%. Tôi đang không muốn dùng Minoxidil vì nghe nói phải dùng suốt đời nên định chỉ dùng Spironolactone. Nếu thế thì có hiệu quả không?

Làm thế nào để ngăn tóc rụng?
  •  2 năm trước
  •  3 trả lời
  •  431 lượt xem

Dạo này tóc tôi rụng nhiều như điên, cho dù là chải tóc hay chỉ chạm vào tóc. Mái tóc trông mỏng hơn và sờ vào cũng có cảm giác mỏng hơn, nhưng tôi không thấy bất kỳ mảng hói nào. Tóc tôi đã rụng hơn một năm nay nhưng chưa bao giờ tệ như thế này. Tôi cũng đã nhận thấy những sợi tóc gãy vụn nhỏ dạo gần đây, nhưng điều đó không tồi tệ bằng tình trạng rụng tóc. Mong các bác sĩ tư vấn cho tôi.

Sản phẩm che khuyết điểm tóc có thể làm "tắc nang tóc" không và tác dụng phụ của chúng là gì?
  •  2 năm trước
  •  3 trả lời
  •  1270 lượt xem

Đã có rất nhiều tin đồn là các sợi bên trong các sản phẩm như Caboki sẽ làm "tắc nghẽn" nang tóc, đặc biệt là nếu nang tóc nở ra do nóng hoặc đổ mồ hôi. Tôi tệ nhất là bị hói Norwood độ 3, vì vậy tôi tạm có thể sử dụng sản phẩm che khuyết điểm trong thời gian này, tôi định sẽ cấy ghép tóc khi rụng gần hết tóc ở thái dương. Sản phẩm che khuyết điểm có thể làm tăng tốc độ rụng tóc không? Nhiều người trên internet thề là có; mong các bác sĩ có thể cho tôi biết sự thật.

Tôi dùng dầu gội Procapil được hai tháng và thấy tóc rụng nhiều hơn, ai cũng bị như thế này sao?
  •  2 năm trước
  •  3 trả lời
  •  3017 lượt xem

Dùng minoxidil hay Procapil điều trị rụng tóc thì tốt hơn? Điều trị bằng Procapil trong ba nhiêu lâu thì thấy kết quả.

Có thể khôi phục tóc đã rụng do mất cân bằng hormon không?
  •  2 năm trước
  •  3 trả lời
  •  494 lượt xem

Mất cân bằng hormone có nguy hiểm không? Tôi đang cố tìm hiểu về vấn đề mất cân bằng hormon, cách điều trị và khả năng khôi phục tóc đã rụng do mất cân bằng hormone.

Minoxidil là thuốc dùng ngắn hạn hay dài hạn?
  •  2 năm trước
  •  3 trả lời
  •  4233 lượt xem

Tôi nên sử dụng minoxidil trong thời gian ngắn hay dùng cả đời?

Tôi bị hói hay chỉ là tóc thưa thôi?
Tôi bị hói hay chỉ là tóc thưa thôi?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1244 lượt xem

Tôi 23 tuổi. Mái tóc của tôi lúc nào cũng mỏng nhưng kể từ năm 19 tuổi thì vùng tóc trên trán rụng gần hết. Tóc tôi còn liên tục bị gãy nữa. Có phải là tôi bị hói không hay chỉ bị tóc thưa thôi?

Dầu gội đầu Nizoral có thể giúp trị rụng tóc không?
  •  2 năm trước
  •  3 trả lời
  •  1365 lượt xem

Dầu gội đầu Nizoral có thể giúp trị rụng tóc không?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây