1

Tại sao cần tẩy tế bào chết cho da?

Tẩy tế bào chết là cách nhanh nhất để có được làn da sáng mịn. Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ đi lớp tế bào ở trên cùng của da, giúp bề mặt da mịn màng và phản xạ ánh sáng tốt hơn, nhờ đó trở nên tươi tắn hơn.
Tại sao cần tẩy tế bào chết cho da? Tại sao cần tẩy tế bào chết cho da?

Bạn có thực sự cần tẩy tế bào chết không? Điều đó phụ thuộc vào loại da của bạn. Mặc dù tẩy da chết có lợi cho da nhưng không nên tẩy tế bào chết quá nhiều vì điều đó sẽ gây tổn thương da và dẫn đến nhiều vấn đề về da. Hầu hết các loại da đều có thể tẩy tế bào chết 2 - 3 lần một tuần, da khỏe có thể tẩy tế bào chết hàng ngày trong khi da quá nhạy cảm không nên tẩy tế bào chết.

Có nhiều cách và thành phần tẩy tế bào chết cho da. Việc lựa chọn tùy thuộc vào loại da và các sản phẩm khác trong quy trình chăm sóc da.

Nếu bạn đang có ý định bắt đầu thói quen tẩy da chết thì hãy đọc hết bài viết này để biết nên chọn phương pháp, thành phần tẩy da chết nào, tẩy da chết bao nhiêu lần mỗi tuần và các vấn đề có thể xảy ra nếu tẩy da chết quá nhiều. Cho dù bạn đã quen với việc tẩy da chết thì cũng nên đọc bài viết bởi biết đâu bạn đang tẩy da chết không đúng cách.

Tại sao tẩy tế bào chết lại quan trọng?

Các tế bào da sau khi được tạo ra ở lớp nền sẽ di chuyển dần lên trên và khi đến được bề mặt da, chúng sẽ bong ra, nhường chỗ cho các tế bào mới. Sự tự bong ra của các tế bào chết này gọi là quá trình bong tế bào da chết tự nhiên. Tuy nhiên, không phải khi nào quá trình này cũng diễn ra bình thường mà đôi khi, da mặt cần được tẩy tế bào chết. Nếu không bị loại bỏ, các tế bào chết sẽ tích tụ lại trên bề mặt da, khiến cho bề mặt da có cảm giác khô, sần sùi và thô ráp. Da còn có thể bị bong tróc. Khi bề mặt da không được mịn màng, da sẽ phản xạ ánh sáng kém và làn da trở nên xỉn màu. Ở những người có da ngăm, lớp tế bào chết trên bề mặt da còn khiến da có màu xám. Tế bào chết có thể tích tụ trong lỗ chân lông, gây bít tắc lỗ chân lông và dẫn đến nổi mụn.

Tẩy tế bào chết là giải pháp giúp làm mới làn da và đưa da trở lại trạng thái mịn màng, tươi tắn.

Các dấu hiệu da cần tẩy da chết

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn cần tẩy tế bào chết:

  • Da xỉn màu, kém tươi tắn
  • Da có cảm giác sần sùi, thô ráp
  • Da xuất hiện nếp nhăn
  • Da khô, bong tróc
  • Da nổi mụn, có thể là mụn ẩn

Nên tẩy tế bào chết bao nhiêu lần một tuần?

Tần suất tẩy tế bào chết phụ thuộc vào loại da. Nếu bạn có da khỏe thì có thể tẩy tế bào chết hàng ngày.

Tần suất tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm

Da nhạy cảm chỉ nên tẩy tế bào chết 2 - 3 lần một tuần. Nếu da quá nhạy cảm, ví dụ như da bị bệnh trứng cá đỏ (rosacea) thì không nên tẩy tế bào chết. Không được tẩy tế bào chết khi da đang bị châm chích, nóng rát hoặc mẩn đỏ.

Tần suất tẩy tế bào chết cho da khô

Da khô có thể tẩy tế bào chết 1 - 2 lần một tuần. Chỉ nên tẩy tế bào chết khi nhận thấy da xỉn màu hoặc bong tróc. Nên tẩy tế bào chết vào ban ngày hoặc trước một sự kiện nào đó để làn da trông tươi tắn, mịn màng hơn. Không cần thiết phải tẩy tế bào chết cho da trước khi đi ngủ vì các tế bào chết sẽ lại tích tụ trên bề mặt da vào ban đêm.

Tẩy tế bào chết có tốt cho da khô không?

Da khô không nên tẩy tế bào chết quá thường xuyên. Tốt nhất chỉ nên tẩy tế bào chết trước khi có một sự kiện nào đó để làn da được tươi tắn hơn và lớp trang điểm được đẹp hơn. Tẩy tế bào chết có thể làm tổn thương hàng rào bảo vệ da và khiến cho tình trạng da khô trở nên nghiêm trọng hơn.

Tẩy tế bào chết quá nhiều có gây khô da không?

Tẩy tế bào chết có thể làm tổn thương hàng rào bảo vệ da, khiến cho độ ẩm trong da thoát ra ngoài và điều này khiến da bị khô. Nếu bạn có da khô và muốn tẩy tế bào chết, hãy sử dụng kem dưỡng ẩm phục hồi hàng rào bảo vệ da ngay sau khi tẩy da chết.

Các phương pháp tẩy tế bào chết

Có hai phương pháp tẩy tế bào chết là tẩy tế bào chết cơ học (vật lý) và tẩy tế bào chết hóa học.

Một số sản phẩm tẩy tế bào chết có chứa cả chất tẩy tế bào chết cơ học và hóa học.

Chọn hình thức tẩy tế bào chết theo loại da để có kết quả tốt nhất.

Tẩy tế bào chết cơ học

Tẩy tế bào chết cơ học là phương pháp sử dụng ma sát để loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da. Đây là một phương pháp tế da chết đơn giản, dễ thực hiện và có thể áp dụng cho cả da mặt cũng như da cơ thể.

Các hình thức tẩy tế bào chết cơ học gồm có:

  • Tẩy da chết dạng hạt
  • Tẩy da chết bằng các chất tự nhiên như đường
  • Cọ rửa mặt
  • Khăn
  • Tẩy da chết dạng kỳ

Mài da vi điểm cũng là một hình thức tẩy tế bào chết cơ học.

Tẩy tế bào chết hóa học

Tẩy tế bào chết hóa học là phương pháp sử dụng các chất có độ pH thấp như axit hoặc enzyme để làm tan “chất kéo” gắn kết giữa các tế bào da, làm cho các tế bào chết bong khỏi bề mặt da dễ dàng hơn.

Các chất tẩy tế bào chết hóa học phổ biến gồm có:

  • Các axit alpha hydroxy (AHA) như axit glycolic, axit lactic
  • Các axit beta hydroxy (BHA) như axit salicylic
  • Axit azelaic
  • Gluconolactone
  • Enzyme có nguồn gốc từ đu đủ
  • Enzyme có nguồn gốc từ bí ngô

Tẩy da chết cho cơ thể

Giống như da mặt, da ở các vùng khác trên cơ thể như lưng, cánh tay, vai, bàn chân, cẳng chân cũng cần được tẩy tế bào chết. Bạn có thể sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết da mặt cho cơ thể hoặc mua một sản phẩm tẩy da chết dành riêng cho cơ thể. Không dùng sản phẩm tẩy da chết cơ thể cho da mặt vì da mặt nhạy cảm hơn rất nhiều so với da cơ thể.

Đừng quên tẩy da chết cho cả đôi môi. Bạn có thể mua sản phẩm tẩy da chết dành riêng cho môi hoặc thoa một lớp son dưỡng dày lên môi trước khi đi ngủ và rửa sạch vào buổi sáng hôm sau. Bạn cũng có thể sử dụng đường để tẩy da chết cho môi nhưng không nên dùng đường để tẩy da chết cho mặt.

Có thể sử dụng bao nhiêu sản phẩm tẩy da chết cùng lúc?

Rất có thể bạn đang sử dụng nhiều chất tẩy tế bào chết cùng lúc mà không biết. Ví dụ, vitamin C cũng có tác dụng tẩy tế bào chết.

Khi bắt đầu một chế độ chăm sóc da mới, hầu hết các loại da chỉ nên sử dụng 1 sản phẩm tẩy da chết mỗi ngày. Tuy nhiên, một số loại da có thể sử dụng 2 - 3 sản phẩm tẩy da chết mỗi ngày.

Điều quan trọng là không tẩy tế bào chết quá nhiều. Nói chung, phương pháp tẩy tế bào da chết, tần suất tẩy tế bào chết và số sản phẩm tẩy tế bào chết có thể dùng cùng lúc tùy thuộc vào loại da.

Các thành phần tẩy tế bào chết

Các thành phần tẩy tế bào chết hóa học

Một số chất tẩy tế bào chết hóa học phổ biến gồm có:

  • AHA như axit glycolic, axit lactic, axit malic, axit phytic
  • BHA như axit salicylic
  • Axit ascorbic (vitamin C)
  • Axit azelaic
  • Defensin
  • Retinoid

Thành phần tẩy tế bào chết cơ học

Các sản phẩm tẩy tế bào chết cơ học thường chứa các thành phần dưới đây:

  • Hạt mơ nghiền mịn
  • Hạnh nhân – nghiền mịn
  • Yến mạch
  • Enzyme đu đủ
  • Enzyme bí ngô
  • Đường
  • Hạt jojoba

Muối biển có các cạnh sắc nên nếu bạn chọn tẩy da chết bằng muối kosher hoặc muối biển thì hãy hết sức nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương da. Nếu bạn muốn tẩy da chết tự nhiên thì đường là lựa chọn an toàn hơn nhưng cũng chỉ nên sử dụng đường để tẩy da chết cho cơ thể, không nên dùng trên mặt.

Tuyệt đối không dùng baking soda để tẩy tế bào chết cho da mặt. Baking soda có độ pH là 8, quá cao so với độ pH tự nhiên của da và sẽ gây kích ứng da. Sử dụng baking soda trên da mặt còn có thể gây bỏng hóa chất.

Vitamin C có tác dụng chất tẩy tế bào chết không?

Vitamin C (axit ascorbic) là một loại axit và một chất tẩy da chết.

Hầu hết các loại serum vitamin C đều có độ pH thấp. Serum vitamin C có độ pH từ 3 trở xuống sẽ có tác dụng chất tẩy da chết.

Đa số các loại kem dưỡng da chứa vitamin C đều không có độ pH thấp nên kem dưỡng vitamin C không có tác dụng tẩy tế bào chết như serum.

Serum vitamin C là chất tẩy da chết mạnh. Vitamin C còn là chất chống oxy hóa (giúp chống lão hóa) và chất ức chế tyrosinase (giúp làm sáng da).

Axit hyaluronic có phải là chất tẩy tế bào chết không?

Axit hyaluronic (HA) không phải là chất tẩy tế bào chết. Axit hyaluronic là một glycosaminoglycan và một chất hút ẩm, có nghĩa là giúp đưa độ ẩm từ môi trường xung quanh vào da nhưng không tẩy tế bào chết cho da.

Axit hyaluronic còn giúp làm tăng khả năng thâm nhập của các hoạt chất dưỡng da khác và có thể làm tăng hiệu quả của các chất tẩy tế bào chết.

Niacinamide có phải là chất tẩy tế bào chết không?

Niacinamide không phải là chất tẩy tế bào chết. Niacinamide là một hoạt chất chống viêm và làm sáng da thuộc nhóm chất ức chế PAR-2. Niacinamide có thể giúp làm dịu làn da bị tổn thương do tẩy tế bào chết quá mức.

Retinol có phải là chất tẩy tế bào chết không?

Retinol và các retinoid khác là một trong những chất tẩy tế bào chết tốt nhất. Đó là lý do tại sao da thường có hiện tượng bong tróc khi mới bắt đầu dùng retinol.

Đặc tính tẩy tế bào chết của retinol cũng chính là nguyên nhân gây ra một số tác dụng phụ khi dùng retinol.

Bạn nên thận trọng trong thời gian đầu sử dụng retinol. Tốt nhất không nên sử dụng thêm bất kỳ sản phẩm tẩy da chết nào khác cho đến khi da thích nghi với retinol.

Nên lựa chọn sản phẩm tẩy da chết nào?

Bạn cần lựa chọn sản phẩm tẩy da chết giúp da mịn màng và tươi sáng hơn mà không gây tổn thương da. Việc lựa chọn sản phẩm tẩy da chết cần dựa trên loại da và các sản phẩm khác mà bạn đang sử dụng trong quy trình chăm sóc da.

Dưới đây là một số lời khuyên đến từ các bác sĩ da liễu về việc lựa chọn sản phẩm tẩy da chết.

Sản phẩm tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm

Da nhạy cảm dễ bị viêm hơn. Viêm có thể dẫn đến tăng sắc tố da và lão hóa da.

Nếu không cẩn thận, tẩy tế bào chết có thể làm tăng tình trạng viêm ở da nhạy cảm và làm tổn thương da, khiến cho da thị thâm sạm và dễ xuất hiện nếp nhăn hơn.

Chọn sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp là điều đặc biệt quan trọng đối với da nhạy cảm. Sử dụng sai sản phẩm tẩy tế bào chết có thể dẫn đến nhiều vấn đề ở da nhạy cảm như mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ hoặc da bị kích ứng nặng thêm.

Nếu bạn có da dầu nhạy cảm thì nên chọn sản phẩm tẩy tế bào chết chứa axit salicylic (BHA) vì axit salicylic có khả năng đi qua bã nhờn trên da và vào sâu trong lỗ chân lông. Còn nếu bạn có da khô nhạy cảm thì những sản phẩm chứa AHA như axit glycolic sẽ phù hợp hơn. AHA không làm mất đi lượng dầu tự nhiên của da và do đó không gây khô da.

Lạm dụng tẩy tế bào chết là một trong những lỗi sai phổ biến nhất mà nhiều người có da nhạy cảm mắc phải khi chăm sóc da.

Sản phẩm tẩy tế bào chết cho da khô

Da khô nên chọn sữa rửa mặt hoặc những sản phẩm có chứa axit alpha hydroxy (AHA) như axit glycolic hay axit lactic để tẩy da chết.

Sản phẩm tẩy tế bào chết cho da dầu

Da dầu nên chọn sữa rửa mặt hoặc toner chứa axit salicylic để tẩy da chết.

Các chất tẩy tế bào chết cơ học cho da mặt

Một hình thức tẩy tế bào chết cơ học phổ biến là tẩy tế bào chết dạng hạt. Các sản phẩm tẩy tế bào chết dạng hạt có thể chứa vi hạt nhựa hoặc các thành phần có nguồn gốc tự nhiên như:

  • Bã cà phê: nhược điểm là các hạt có cạnh sắc và dễ gây tổn thương da nhạy cảm.
  • Hạt jojoba: không có cạnh sắc nên ít có nguy cơ gây tổn thương da hơn. Mức độ tẩy da chết của sản phẩm (nhẹ, trung bình hoặc sâu) phụ thuộc vào kích cỡ của các hạt jojoba.
  • Bột yến mạch: Thành phần tẩy tế bào chết tốt nhất cho da nhạy cảm nhưng hiệu quả tẩy tế bào chết lại không cao.
  • Đường: Một phương pháp tẩy da chết tự nhiên tại nhà rất phổ biến nhưng các hạt đường có cạnh sắc và diện tích bề mặt lớn nên sẽ tạo ra ma sát nhiều hơn trên da và có thể gây tổn thương da.

Cọ rửa mặt

Cọ rửa mặt cũng là một hình thức tẩy tế bào chết cơ học và có thể sử dụng cho da mặt. Nên sử dụng cọ cùng với sữa rửa mặt.

Cọ rửa mặt không phù hợp với da khô vì sự ma sát có thể làm suy yếu hàng rào bảo vệ da và khiến da khô thêm.

Da nhạy cảm cũng không nên sử dụng cọ rửa mặt vì cọ sẽ rất dễ gây tổn thương da.

Nếu dùng cọ rửa mặt, bạn chỉ nên sử dụng thêm tối đa một sản phẩm tẩy da chết. Nếu sữa rửa mặt đã có chất tẩy tế bào chết thì không nên dùng thêm bất kỳ sản phẩm tẩy da chết nào nữa.

Nếu rửa mặt bằng cọ và sử dụng retinol thì không sử dụng sữa rửa mặt, toner hoặc kem dưỡng có chứa axit hydroxy (AHA/BHA).

Tẩy tế bào chết có giúp trị mụn không?

Mặc dù nhiều người cho rằng tẩy tế bào chết giúp trị mụn trứng cá nhưng trên thực tế, tẩy tế bào chết có thể khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.

Khi bị mụn trứng cá, bạn không nên tẩy da chết cơ học như tẩy da chết dạng hạt vì điều này có thể gây tổn thương làn da đang nhạy cảm, khiến da bị viêm nặng hơn và còn làm cho da dễ bị kích ứng hơn với các hoạt chất trị mụn.

Khi bị mụn trứng cá, bạn nên chọn tẩy tế bào chết hóa học bằng AHA hoặc BHA thay vì tẩy tế bào chết cơ học.

Nhưng cũng không nên lạm dụng tẩy tế bào chết hóa học. Tẩy tế bào chết quá nhiều sẽ làm rối loạn quá trình bong da chết tự nhiên, khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc và dẫn đến mụn nặng thêm.

Lợi ích của axit salicylic trong điều trị mụn trứng cá

Axit salicylic là chất tẩy tế bào chết tốt nhất cho làn da bị mụn trứng cá vì:

  • Axit salicylic có tác dụng giảm viêm
  • Axit salicylic làm sạch lỗ chân lông bị bít tắc
  • Axit salicylic làm giảm độ pH của da để vi khuẩn gây mụn không thể phát triển

Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng axit salicylic cùng với các hoạt chất trị mụn như retinoid hay benzoyl peroxide. Điều này có thể dẫn đến tẩy da chết quá mức.

Bị bệnh vảy nến có nên tẩy da chết không?

Có một số trường hợp không nên tẩy tế bào chết, ví dụ như người mắc bệnh vảy nến và bệnh chàm (viêm da cơ địa). Tẩy da chết có thể làm trầm trọng thêm những bệnh về da này.

Nhiều người cho rằng tẩy tế bào chết có thể giúp loại bỏ các mảng da khô bong tróc do bệnh vảy nến và cải thiện tình trạng da thô ráp do bệnh chàm. Tuy nhiên, ma sát trên da khi tẩy tế bào chết có thể dẫn đến hiện tượng Koebner (tổn thương da) khiến bệnh vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh chàm cũng trở nên trầm trọng hơn do ma sát. Đó là lý do tại sao các triệu chứng bệnh thường xảy ra ở những vùng da cọ xát với quần áo.

Vì lý do này, nếu bạn bị bệnh vảy nến hoặc bệnh chàm thì không nên tẩy da chết. Thay vào đó, hãy sử dụng các loại thuốc để làm giảm các triệu chứng.

Có thể thoa những sản phẩm nào lên da sau khi tẩy tế bào chết?

Có thể thoa serum vitamin C sau khi tẩy da chết không?

Có thể thoa serum vitamin C sau khi tẩy da chết. Trên thực tế, các chuyên gia da liễu khuyến nghị sử dụng sữa rửa mặt có độ pH thấp như sữa rửa mặt chứa AHA hoặc BHA để làm giảm độ pH của da trước khi thoa serum vitamin C. Điều này giúp vitamin C thẩm thấu vào da tốt hơn.

Có thể thoa retinol sau khi tẩy da chết không?

Bản thân retinol là một chất tẩy tế bào chết mạnh. Tốt nhất không nên dùng thêm bất kỳ sản phẩm tẩy da chết nào khác khi mới bắt đầu sử dụng retinol. Tẩy tế bào chết trong thời gian này sẽ làm cho da trở nên nhạy cảm và dễ kích ứng. Chỉ dùng thêm sản phẩm tẩy da chết khi da đã quen với retinol (có thể dùng retinol hàng ngày mà không bị kích ứng).

Các phương pháp tẩy da chết chuyên sâu

Bên cạnh các sản phẩm tẩy da chết tại nhà còn có các phương pháp tẩy da chết chuyên sâu được thực hiện tại bệnh viện da liệu hoặc các spa như:

  • Tẩy da chết toàn thân
  • Dermaplaning
  • Mặt nạ tẩy da chết
  • Công nghệ HydraFacial
  • Mài da vi điểm
  • Peel da hóa học
  • Tái tạo bề mặt da bằng laser

Thế nào là tẩy tế bào chết quá nhiều?

Điều gì xảy ra nếu tẩy tế bào chết quá nhiều?

Như đã nói ở trên, các tế bào chết có thể tự bong khỏi bề mặt da.

Nhiều sản phẩm chăm sóc da mặc dù không được dùng để tẩy da chết nhưng lại chứa có thành phần có đặc tính tẩy da chết. Điều này có thể dẫn đến tẩy tế bào chết quá mức nếu như bạn còn đang sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết khác.

Tẩy tế bào chết quá mức có thể phá hỏng hàng rào bảo vệ da, gây xáo trộn quá trình sừng hóa bình thường của da, gây viêm và dẫn đến tổn thương da.

Tẩy tế bào chết có thể làm khô da, vì vậy hãy giảm tần suất tẩy tế bào chết vào mùa đông khi khí hậu hanh khô.

Dấu hiệu bạn đang tẩy da chết quá nhiều

Tẩy da chết quá nhiều làm gián đoạn quá trình sừng hóa và có hại cho da. Khi bị tẩy tế bào chết quá nhiều, da có thể sẽ trở nên nhạy cảm, châm chích, ngứa và mẩn đỏ. Tẩy tế bào chết quá nhiều còn có thể gây nổi mụn và thậm chí có thể dẫn đến lỗ chân lông to.

Các dấu hiệu cho thấy bạn đang tẩy da chết quá nhiều gồm có:

  • Nổi mụn trứng cá
  • Da nổi nhiều sẩn nhỏ
  • Lỗ chân lông bị bít tắc
  • Da đóng vảy
  • Da nhạy cảm
  • Da căng bóng
  • Da khô, bong tróc
  • Da châm chích
  • Ngứa, rát, đau khi chạm lên da

Điều trị da bị tẩy tế bào chết quá mức?

Có một số cách để điều trị và làm dịu làn da bị tẩy tế bào chết quá mức:

  1. Bước đầu tiên là dừng mọi hình thức tẩy da chết cho đến khi da trở lại bình thường. Lưu ý, một số sản phẩm chăm sóc da mà bạn sử dụng có thể chứa chất tẩy tế bào chết mà bạn không biết, ví dụ như vitamin C, retinoid, enzyme và defensin. Bạn cũng nên ngừng sử dụng những sản phẩm này cho đến khi da hồi phục.
  2. Thoa kem dưỡng ẩm có tác dụng phục hồi hàng rào bảo vệ da hoặc kem dưỡng ẩm chứa chất chống viêm, làm dịu da.
  3. Thoa một loại dầu làm dịu da như dầu argan vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  4. Sử dụng sữa rửa mặt/sữa tắm nhẹ dịu, không tạo bọt và làm sạch bằng nước mát. Tránh sử dụng nước nóng.
  5. Tránh ma sát lên da và không để da tiếp xúc với nhiệt độ quá cao và quá thấp.

Mất bao lâu để da hồi phục khi bị tẩy tế bào chết quá mức?

Thường sẽ mất từ 1 - 5 ngày để làn da bị tẩy tế bào chết quá mức trở về bình thường, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và các vấn đề xảy ra do tẩy tế bào chết quá mức. Ví dụ, thường chỉ sau 1 – 2 ngày là da sẽ hết căng bóng nhưng có thể phải sau 5 ngày da mới hết đóng vảy.

Thoa dầu có tác dụng làm dịu da sẽ giúp cải thiện tình trạng da châm chích hoặc ngứa.

Các triệu chứng kể trên thường sẽ giảm sau khoảng 2 ngày ngừng tẩy da chết nhưng có thể mất đến cả tuần để da lành lại hoàn toàn. Nên để da nghỉ ít nhất 2 tuần mới bắt đầu tẩy tế bào chết trở lại.

Tại sao da bị ngứa và đỏ sau khi tẩy tế bào chết?

Da bị ngứa và đỏ sau khi tẩy tế bào chết không hẳn là do tẩy da chết quá nhiều. Đó có thể là biểu hiện một vấn đề về da phổ biến được gọi là da vẽ nổi (dermatographism). Nếu bạn mắc bệnh này, việc tẩy tế bào chết có thể gây ra cảm giác khó chịu trên da. Hãy thử chuyển sang một hình thức tẩy tế bào chết nhẹ nhàng hơn, ví dụ như tẩy tế bào chết bằng enzyme thay vì là tẩy tế bào chết dạng hạt.

Làm thế nào để giảm ngứa và đỏ sau khi tẩy da chết?

Dùng thuốc kháng histamin đường uống như diphenhydramine, cetirizine hoặc loratadine có thể giúp giảm tình trạng mẩn đỏ, ngứa và nổi mề đay.

Bạn cũng có thể thoa một loại dầu có tác dụng làm dịu da như dầu argan lên vùng da bị ngứa đỏ. Dầu argan chứa nhiều hoạt chất có tác dụng giảm phản ứng viêm trong da.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Vai trò của tẩy da chết đối với da khỏe
Vai trò của tẩy da chết đối với da khỏe

Việc sở hữu một làn da khỏe là một sự may mắn vì bạn không cần phải lo lắng về các vấn đề như kích ứng, mụn trứng cá hay bệnh trứng cá đỏ.

Khi Tẩy Tế Bào Chết Cho Da Nhạy Cảm Cần Lưu Ý Gì?
Khi Tẩy Tế Bào Chết Cho Da Nhạy Cảm Cần Lưu Ý Gì?

Tẩy tế bào chết là một bước quan trọng trong chăm sóc da để loại bỏ tế bào da chết, giúp da trở nên mềm mại hơn và tăng cường quá trình tái tạo tế bào mới. Cùng khám phá xem da nhạy cảm cần lưu ý gì khi tẩy da chết.

Video có thể bạn quan tâm
Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam 08:46
Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam
? Hồi sinh làn da lão hóa, nếp nhăn, chảy xệ? Da tươi sáng, mịn màng như tuổi đôi mươi? Hiệu quả ngay sau 3 lần? Inbox ngay nhận...
 4 năm trước
 2245 Lượt xem
Bạn hiểu gì về nếp nhăn? Bạn hiểu gì về nếp nhăn? 05:11
Bạn hiểu gì về nếp nhăn?
Tại sao tôi dùng rất nhiều các loại kem chống nhăn mà mắt tôi vẫn nhăn thế?
 5 năm trước
 1709 Lượt xem
Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da 03:31
Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da
Theo dõi quy trình thực hiện công nghệ Hifu và ngắm nhìn kết quả
 5 năm trước
 1539 Lượt xem
TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE 05:28
TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE
Hiệu quả THẤY RÕ chỉ sau buổi đầu tiên!>> Theo dõi quá trình thực hiện của khách hàng ngay dưới đây để hiểu rõ hơn về dịch vụ này!---------------Tình...
 4 năm trước
 1511 Lượt xem
Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu 03:11
Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu
Tìm hiểu về công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa
 5 năm trước
 1464 Lượt xem
Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid 04:51
Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid
Vấn nạn về corrticoid ở Việt Nam có lẽ nhiều nhất trên thế giới.
 5 năm trước
 1439 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây