1

Combo Ngực Bụng Mommy Makeover

Tìm hiểu chung về Combo ngực bụng Mommy Makeover

Combo ngực bụng (Mommy Makeover) là sự kết hợp của các phương pháp thẩm mỹ nhằm khôi phục lại vóc dáng sau khi mang thai và sinh con, thường tập trung vào vùng ngực và bụng. Một quy trình Mommy Makeover điển hình thường bao gồm các phương pháp:

  • Thẩm mỹ bụng: tạo hình hình thành bụng (tummy tuck), hút mỡ bụng, hông eo
  • Thẩm mỹ ngực: như nâng ngực, treo ngực sa trễ hoặc thu nhỏ ngực
  • Có thể kết hợp các vùng khác: hút mỡ chân, cánh tay hoặc cơ thể

Thuật ngữ "Mommy Makeover" (tân trang sau sinh) hiện vẫn còn tương đối mới nhưng các phương pháp thành phần đã được áp dụng từ rất lâu và đều cho kết quả thành công, an toàn.

combo nguc bung dr ngoc trung ca 11
Khách hàng Việt Kiều Mỹ 1 tháng sau thực hiện combo ngực bụng: Treo sa trễ, tạo hình thành bụng, hút mỡ hông eo. Thẩm mỹ Bauman Clinic 0967.658.496

Khi nào cần đến Combo ngực bụng?

  • Khi quá trình mang thai đã ảnh hưởng xâus làm V1 chảy xệ, teo lép hoặc phì đại
  • Khi bụng bị chảy xệ và có nhiều vết rạn, bụng xổ
  • Khi có các vùng mỡ thừa ở bụng, hông eo, cánh tay hoặc đùi mà chế độ ăn uống hay tập thể dục đều không có thể cải thiện được.

Ưu, nhược điểm

Ưu điểm

  • Combo ngực bụng sẽ làm cho bụng phẳng và bộ ngực đẹp hơn, giúp bạn khôi phục lại thân hình gọn gàng như trước đây và lấy lại sự tự tin vào cơ thể.

Nhược điểm

  • Nếu quy trình Mommy Makeover gồm có phương pháp đặt túi độn ngực thì bạn sẽ cần theo dõi thường xuyên và có thể cần phải thay thế túi độn.
  • Nếu lại mang thai sau khi phẫu thuật thì kết quả sẽ bị ảnh hưởng.
  • Việc tăng cân sau này cũng sẽ làm hỏng kết quả mà bạn có được sau khi phẫu thuật.

Đối tượng phù hợp với Combo ngực bụng

Mommy Makeover được thiết kế để khắc phục những thay đổi trên cơ thể do quá trình mang thai, sinh con và lão hóa gây ra. Nếu gặp phải những vẫn đề sau đây thì bạn có thể cần cân nhắc việc tiến hành combo ngực bụng:

  • Ngực bị chảy xệ, hai bên ngực không cân, ngực bị teo lép, núm vú sa trễ và quầng vú bị giãn rộng.
  • Kích thước ngực tăng lên quá nhiều (phì đại, quá bự, quá nặng) sau khi sinh con và trở nên không cân xứng với cơ thể hoặc gây đau mỏi vai gáy.
  • Bụng bị chảy xệ và có nhiều vết rạn da, vòng eo to.
  • Bạn đã sinh mổ và có các vùng mỡ thừa chảy xệ xuống dưới vết sẹo.
  • Có nhiều mỡ thừa ở vùng hông, eo và đùi.

Quy trình Combo ngực bụng được thực hiện như thế nào?

Mommy Makeover là một thuật ngữ chỉ một quy trình gồm nhiều phương pháp khác nhau chứ không phải là một phương pháp cụ thể, vì vậy bước đầu tiên là phải tư vấn với ​​bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ để quyết định xem các phương pháp bạn cần tiến hành là gì. Dưới đây là những phương pháp thành phần được thực hiện phổ biến trong quy trình Mommy Makeover.

  • Tạo hình thành bụng
  • Hút mỡ
  • Treo ngực sa trễ
  • Thu nhỏ ngực phì đại
  • Nâng ngực
  • Treo sa trễ kết hợp nâng ngực

Tạo hình thành bụng (Tummy Tuck hay Abdominoplasty)

Tác dụng

Nguyên nhân khiến bụng bị chảy xệ là do mỡ và da thừa, độ đàn hồi da kém, sự kéo giãn của các mô liên kết và cơ bụng thẳng kéo dài từ xương sườn đến xương mu. Lớp mô và cơ bụng này vốn có nhiệm vụ giữ các cơ quan nội tạng và thường bị kéo giãn trong giai đoạn mang thai hoặc tăng cân, khiến cho bụng chảy xệ.

Tạo hình thành bụng có tác dụng loại bỏ những vùng da và mỡ thừa chảy xệ, thắt chặt cơ bụng, và loại bỏ các vết rạn da.

Quy trình thực hiện

  • Bác sĩ sẽ loại bỏ phần lớn da và mỡ thừa ở vùng bụng dưới (giữa rốn và gò mu) theo hình bầu dục.
  • Sau đó, các mô liên kết nằm trên cơ bụng được siết chặt lại bằng chỉ khâu.
  • Vùng da quanh rốn được định hình lại và tạo một đường rạch nhỏ để đưa rốn ra ngoài, sau đó khâu cố định rốn với vùng da xung quanh.
  • Đường rạch được tạo để căng da bụng thường chạy từ bên hông này sang bên hông kia và được đóng bằng chỉ khâu. Đường rạch này sẽ để lại một vết sẹo nằm ở nếp gấp tự nhiên và được che bên dưới cạp quần. Tuy nhiên, chiều dài và vị trí của vết sẹo có thể sẽ khác nhau tùy từng trường hợp.

Hút mỡ

Tác dụng

Quy trình tạo hình bụng có thể thu hẹp vòng eo nhưng không có tác dụng đối với vùng hông eo. Trong khi đó, phương pháp hút mỡ có thể cải thiện được các đường nét của vùng hông, do đó, bạn nên cân nhắc phương pháp hút mỡ cho vùng hông và đùi của mình để kết hợp cùng với phương pháp tạo hình thành bụng.

Ngoài các vùng nói trên, phương pháp hút mỡ còn có hiệu quả cho vùng ngực, đùi, cổ, bắp tay và đầu gối.

Quy trình thực hiện

  • Trong quá trình phẫu thuật, vùng cần hút mỡ sẽ được tiêm một loại dung dịch vô trùng kèm theo thuốc gây tê tại chỗ để kiểm soát cơn đau và epinephrine để làm co mạch máu, giảm chảy máu.
  • Sau khi bạn được gây mê, bác sĩ sẽ tạo những đường rạch rất nhỏ ở gần vị trí cần loại bỏ mỡ. Sau đó que hút mỡ ( một ống thông rỗng, nhỏ) sẽ được đưa vào qua đường rạch và lực hút chân không sẽ đưa mỡ vào ống thông và chảy ra bình đựng .
  • Sau khi loại bỏ mỡ, đường rạch sẽ được quấn băng gạc và bạn cần mang băng thun.

Treo ngực sa trễ (nâng ngực chảy xệ)

Tác dụng

Treo ngực sa trễ có tác dụng khắc phục tình trạng ngực chảy xệ và hai bên ngực không cân đối, kích thước ngực bị giảm, núm vú sa trễ xuống thấp và quầng vú bị kéo giãn, giúp khôi phục lại bộ ngực gọn gàng hơn. Những phụ nữ muốn ngực lớn hơn, nhỏ hơn hoặc tròn hơn có thể cân nhắc thực hiện thêm phương pháp đặt túi độn ngực hoặc thu nhỏ ngực kết hợp với nâng ngực chảy xệ.

Quy trình thực hiện

  • Bạn sẽ được gây mê toàn thân hoặc kết hợp gây tê tại chỗ với gây mê tĩnh mạch.
  • Sau đó, bác sĩ sẽ tạo đường rạch mổ. Các đường rạch của phương pháp nâng ngực chảy xệ sẽ khác nhau tùy thuộc vào lượng da thừa, vị trí núm vú và mục tiêu của bạn.
  • Sau khi tạo các đường rạch, bác sĩ sẽ tiến hành sắp xếp, định hình lại mô vú và loại bỏ da thừa.
  • Tiếp đến, núm vú và quầng vú được đưa lên một vị trí cao hơn trên bầu ngực (núm vú và quầng vú thường vẫn gắn liền với mô bên dưới nên vẫn có thể giữ nguyên vẹn cảm giác ở núm vú và khả năng cho con bú). Nếu cần thiết, kích thước của quầng vú có thể được giảm bớt bằng cách cắt bớt da xung quanh.
  • Cuối cùng, bác sĩ sẽ kéo căng phần da còn lại và đóng các đường rạch. Đường rạch được đóng bằng chỉ khâu thành nhiều lớp sâu bên dưới mô vú để hỗ trợ hình dạng mới của bộ ngực và cũng có thể sử dụng keo dán hoặc băng dính phẫu thuật để đóng đường rạch và hỗ trợ da.

Thu nhỏ ngực phì đại

Tác dụng

Trong giai đoạn mang thai, kích thước ngực thường tăng lên và có hình dạng căng đầy hơn. Ở một số phụ nữ, ngực vẫn giữ nguyên kích thước này ngay cả sau khi đã sinh con. Đôi khi, điều này sẽ có lợi nhưng lại có rất nhiều trường hợp mà bộ ngực to trở nên không cân đối với cơ thể và gây đau, ảnh hưởng đến tư thế, gây nổi mẩn, các vấn đề về hô hấp, biến dạng xương và gây mất tự tin.

Phẫu thuật thu nhỏ ngực giải quyết những vấn đề này bằng cách loại bỏ mô mỡ và mô tuyến đồng thời thắt chặt da để giúp bộ ngực nhỏ gọn và nhẹ hơn.

Quy trình thực hiện

  • Trong quá trình phẫu thuật thu nhỏ ngực, bác sĩ sẽ loại bỏ mô mỡ, mô tuyến và da thừa. Trong một số trường hợp, mỡ thừa có thể được loại bỏ bằng cách hút mỡ kết hợp với cắt bỏ. Nếu kích thước ngực phần lớn là do mô mỡ tạo nên mà không phải da thừa thì có thể chỉ cần thực hiện phương pháp hút mỡ là đủ.
  • Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bệnh nhân có thể được gây mê tĩnh mạch hoặc gây mê toàn thân.
  • Sau khi quyết định được vị trí đường rạch phù hợp nhất, bác sĩ sẽ tạo đường rạch, điều chỉnh lại núm vú (không cắt rời mà vẫn liên kết với nguồn cung cấp máu và dây thần kinh) và giảm đường kính quầng vú nếu cần thiết.
  • Sau đó, bác sĩ sẽ loại bỏ bớt, nâng và định hình các mô vú bên dưới rồi khâu các mép của đường rạch lại với nhau để ngực có kích thước nhỏ hơn. Chỉ khâu sẽ được tạo nhiều lớp trong mô vú để tạo và hỗ trợ hình dạng ngực mới. Cuối cùng, lớp da bên trên được đóng lại bằng chỉ khâu, keo hoặc băng dán phẫu thuật.
  • Bạn sẽ cần mang băng thun hoặc áo ngực định hình sau khi mổ.

Nâng ngực bằng túi độn

Tác dụng

Nâng ngực là phương pháp khôi phục kích thước vú bằng cách sử dụng túi gel silicone hoặc túi nước muối. Ngoài sử dụng túi độn, kích thước ngực còn có thể được tăng lên bằng cách cấy mỡ tự thân.

Quy trình thực hiện

  • Trong quy trình nâng ngực bằng túi độn, bác sĩ sẽ tạo đường rạch, nâng mô vú, tạo khoang chứa túi độn và đưa túi nước muối hoặc túi gel silicone vào trong.
  • Túi độn có thể được đặt trong khoang chứa bên dưới cơ ngực (vùng cơ nằm giữa mô vú và thành ngực) hoặc trên cơ ngực (dưới tuyến vú).
  • Bạn sẽ cần mang băng thun hoặc áo ngực định hình sau khi phẫu thuật. Ống dẫn lưu sẽ được sử dụng trong một thời gian ngắn sau khi mổ để đưa dịch tích tụ ra khỏi vị trí phẫu thuật.

Treo sa trễ kết hợp với nâng ngực

Nếu bạn vừa muốn ngực to hơn và vừa muốn khắc phục tình trạng ngực chảy xệ hoặc nếu bạn muốn duy trì độ nhô của bầu vú trong khi ngực chảy xệ quá nghiêm trọng thì bạn có thể cân nhắc phương án kết hợp nâng ngực chảy xệ kết hợp với đặt túi độn như một phần của combo ngực bụng Mommy Makeover.

Cần lựa chọn những gì?

Bạn có nhiều sự lựa chọn khác nhau, bắt đầu với việc lựa chọn cần thực hiện những phương pháp nào.

Nếu bạn quyết định tiến hành phương pháp nâng ngực bằng túi độn, bạn sẽ phải chọn giữa túi gel silicone và túi nước muối hoặc có thể là cấy mỡ tự thân. Tùy thuộc vào kích thước và hình dạng ngực mà bạn muốn đạt được bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về lựa chọn phù hợp.

Nếu muốn hút mỡ, bác sĩ phẫu thuật sẽ tư vấn cho bạn về một số công nghệ phổ biến.

Đường rạch và vết sẹo của quy trình Combo ngực bụng Mommy Makeover

Căng da bụng: Các đường rạch sẽ kéo dài từ một bên hông sang bên còn lại, nằm ngay phía trên gò mu. Do đó, vết sẹo sau này sẽ nằm ở nếp gấp tự nhiên bên dưới cạp quần. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp và độ dài và vị trí của đường rạch có thể được thay đổi.

Hút mỡ: Đường rạch của phương pháp hút mỡ luôn rất nhỏ nên những vết sẹo sau khi hình thành sẽ rất mờ và hơn nữa, bác sĩ sẽ cố gắng để tạo đường rạch ở các vị trí ẩn.

Nâng ngực chảy xệ: Có nhiều kỹ thuật nâng ngực chảy xệ khác nhau, mỗi kỹ thuật sẽ được thực hiện với đường rạch khác nhau. Vết sẹo có thể nằm xung quanh quầng vú, chạy dọc từ rìa quầng vú xuống nếp gấp dưới vú hoặc thêm một vết sẹo ẩn bên trong nếp gấp dưới vú. Mặc dù các vết sẹo đều tồn tại vĩnh viễn nhưng trong hầu hết các trường hợp thì chúng sẽ mờ đi và cải thiện đáng kể theo thời gian.

Thu nhỏ ngực: Có ít nhất bốn đường rạch khác nhau. Vị trí của đường rạch sẽ phụ thuộc vào kích thước của bộ ngực, mức độ chảy xệ và vị trí của tổ hợp núm vú – quầng vú trên ngực.

Nâng ngực bằng túi độn: Đường rạch mổ có thể được tạo tại một trong 4 vị trí:

  • Đường chân ngực (Ở nếp gấp dưới vú)
  • Đường nách
  • Đường quầng (Nửa bên dưới của rìa quầng vú)
  • Trong rốn (chỉ áp dụng với túi nước muối,, ít sử dụng)

Chuẩn bị và tiến hành phẫu thuật

Trước khi tiến hành quy trình Mommy Makeover, bác sĩ sẽ cung cấp những hướng dẫn chi tiết về những gì cần chuẩn bị trước ca mổ và tiến hành kiểm tra sức khỏe để đảm bảo tình trạng của bạn phù hợp với việc phẫu thuật và không gặp vấn đề nào làm tăng nguy cơ rủi ro. Ngoài ra, cũng giống như khi tiến hành bất kì phương pháp phẫu thuật nào khác thì việc bổ sung đủ nước cho cơ thể trước ca mổ cũng rất quan trọng để có thể phục hồi một cách thuận lợi. Vì Mommy Makeover là một quy trình có phạm vi phẫu thuật khá rộng, nên bạn còn cần chú ý thêm một số điều đặc biệt sau để hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình hồi phục và đạt được kết quả cao nhất:

  • Cố gắng đạt được mức cân nặng mục tiêu trước, nhưng không nên giảm cân trong vòng một tháng trước khi phẫu thuật.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Có một chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ các loại vitamin, chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa.
  • Hạn chế uống rượu (tối đa 2 – 3 ly) mỗi tuần.
  • Ngừng hút thuốc ít nhất 6 tuần trước ngày diễn ra ca phẫu thuật để da có khả năng lành lại tốt hơn.
  • Nếu đang dùng aspirin, các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và các loại vitamin, thuốc thảo dược có thể gây khó đông máu, dẫn đến chảy nhiều máu thì nên ngừng một thời gian trước khi mổ.
  • Sắp xếp người giúp việc nhà, trông con nhỏ bởi sau khi phẫu thuật, bạn sẽ phải ngừng hoàn toàn mọi công việc giặt giũ, quét dọn nhà cửa.
  • Sắp xếp tất cả các vật dụng cần thiết ở vị trí dễ lấy, không phải với cao bởi sau khi mổ, việc cử động sẽ tương đối khó khăn.

Tiến hành quy trình Mommy Makeover

Tổng thời gian phẫu thuật của quy trình Mommy Makeover sẽ phụ thuộc vào các phương pháp thành phần được lựa chọn.

Trước ca mổ, bạn sẽ được cho uống các loại thuốc để giảm đau tối đa trong suốt quá trình phẫu thuật. Tùy vào các phương pháp sẽ được thực hiện mà bạn có thể sẽ chỉ cần đến phương pháp gây tê tại chỗ kết hợp với thuốc an thần hoặc cũng có thể sẽ phải gây mê toàn thân.

  • Nhịp tim, huyết áp, mạch máu và lượng oxy trong máu của bạn sẽ được theo dõi liên tục trong suốt ca mổ để đảm bảo an toàn tối đa.
  • Sau khi hoàn tất, vị trí mổ sẽ được quấn băng gạc và có thể gắn thêm ống dẫn lưu nếu cần thiết.
  • Sau đó, bạn sẽ được đưa vào phòng hồi phục và tiếp tục được theo dõi.
  • Bạn có thể về nhà ngay trong ngày phẫu thuật hoặc ở lại 1 - 2 đêm tại bệnh viện theo chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc và phục hồi

Giai đoạn ngay sau khi thực hiện quy trình Mommy Makeover cũng sẽ giống như khi thực hiện các phương pháp phẫu thuật thành phần như căng da bụng, hút mỡ, nâng ngực chảy xệ, đặt túi độn hay thu nhỏ ngực. Nói chung, sau khi hoàn thành ca mổ, bạn sẽ được băng bó, mang băng thun phẫu thuật và đặt ống dẫn lưu. Sau khi thuốc gây mê hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy đau, ngoài ra sẽ bắt đầu bị sưng đỏ. Nếu các hiện tượng này kéo dài hoặc cảm thấy bất thường thì hãy liên hệ ngay cho bác sĩ.

Bởi vì trong quá trình Mommy Makeover, các phương pháp được thực hiện cùng lúc nên bạn sẽ được lợi là chỉ phải trải qua một lần phục hồi. Tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật sẽ là giai đoạn nghiêm trọng nhất và các triệu chứng có thể sẽ còn kéo dài khoảng 2 đến 3 tuần. Sau đó, bạn sẽ cảm thấy đỡ hơn nhưng vẫn không thể làm các công việc nặng trong 6 tuần. Dưới đây là một số điều nữa mà bạn cần biết về thời gian hồi phục sau quá trình Mommy Makeover:

  • Thời gian phục hồi sẽ khá dài và các triệu chứng sẽ nặng nhất trong vài ngày đầu tiên. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc để kiểm soát cơn đau và khó chịu.
  • Phương pháp căng da bụng của quy trình Mommy Makeover là phần gây khó chịu mức độ nặng nhất, đặc biệt là hai ngày đầu. Do đó, nếu có thực hiện phương pháp này, hãy làm theo các hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận. Hiện tượng khó chịu sẽ giảm xuống sau từ 5 đến 7 ngày.
  • Bạn sẽ phục hồi hoàn toàn sau khoảng 6 tuần nhưng nên đứng dậy và đi lại nhẹ nhàng ngay ngày hôm sau ngày phẫu thuật.
  • Sau tuần đầu tiên, bạn nên đi bộ xung quanh nhà thường xuyên hơn.
  • Sau hai tuần, chỉ khâu và ống dẫn lưu sẽ được tháo bỏ và bạn có thể bắt đầu lái xe nếu cảm thấy thoải mái.
  • Bạn có thể sẽ cần quay lại bệnh viện để bác sĩ theo dõi, đánh giá sau khoảng 5 ngày.
  • Hiện tượng sưng sẽ giảm dần trong vòng 5 tuần và bạn sẽ thấy kết quả rõ rệt trong vòng 3 tháng.
  • Việc thực hiện hai hay nhiều phương pháp cùng một lúc sẽ không kéo dài thời gian phục hồi. Ví dụ, thời gian phục hồi của phương pháp nâng ngực bằng túi độn là khoảng 7 ngày và thời gian phục hồi của phương pháp căng da bụng là 10 - 14 ngày. Vì vậy, tổng thời gian phục hồi cho cả hai phương pháp sẽ là khoảng 10 - 14 ngày.

Trong thời gian hồi phục, bạn cần làm theo tất cả các hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu của bác sĩ. Thời gian để phục hồi sẽ thay đổi dựa trên quy trình phẫu thuật cụ thể. Tuy nhiên, có một số điều mà bạn cần chú ý để quá trình hồi phục diễn ra một cách suôn sẻ, gồm có:

  • Có người ở cùng để hỗ trợ việc đi lại quanh nhà và giúp chăm sóc vết mổ trong ít nhất 24 giờ đầu sau khi phẫu thuật, đồng thời giúp làm việc nhà vì bạn sẽ không thể hoạt động mạnh trong 4 – 6 tuần đầu.
  • Khi ngủ, nên kê vài chiếc gối dưới lưng và giữ chân hơi cong để giảm lực căng trên vết mổ, giảm đau và giúp cho vết sẹo hình thành sau này sẽ mảnh hơn.
  • Gọi bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy tình trạng sưng, đau, tấy đỏ, chảy dịch hoặc chảy máu tăng lên ở vùng phẫu thuật hoặc các triệu chứng như sốt, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, khó thở, đau ngực và nhịp tim bất thường.
  • Mang băng thun hoặc áo ngực định hình theo như chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp giảm thiểu sưng một cách đáng kể. Hầu hết các vết sưng sẽ giảm dần trong vòng vài tuần, nhưng cũng có thể kéo dài đến 4 tháng sau khi phẫu thuật.
  • Đeo băng ép bụng sau khi phẫu thuật căng da bụng.
  • Có thể tắm sau 72 tiếng. Khi tắm, bạn có thể tháo băng gạc, bông, băng ép và thay băng mới sau khi thấm khô vết mổ.
  • Tránh nâng vật nặng, chơi thể thao và chạy bộ trong 6 tuần đầu.

Kết quả kéo dài bao lâu?

Dù các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ này không thể ngăn chặn được sự lão hóa tự nhiên nhưng nếu như bạn không mang thai hoặc tăng cân đáng kể sau khi phẫu thuật thì kết quả sẽ kéo dài vĩnh viễn. Tuy nhiên, túi độn ngực lại không có tuổi thọ vĩnh viễn và đến một lúc nào đó, bạn sẽ phải thay thế chúng.

Một số nguy cơ và biến chứng

Một số rủi ro

Vì là một quy trình gồm nhiều phương pháp phẫu thuật nên Mommy Makeover có thể tiềm ẩn một số rủi ro như:

  • Phản ứng tiêu cực của bệnh nhân với thuốc gây mê.
  • Tụ máu hoặc đọng dịch huyết tương (tích tụ máu hoặc dịch dưới da và có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ).
  • Nhiễm trùng
  • Chảy máu.
  • Thay đổi cảm giác (tăng hoặc giảm, thậm chí là mất cảm giác) ở vị trí mổ.
  • Để lại sẹo hơn mức bình thường.
  • Phản ứng dị ứng.
  • Gây tổn thương đến cấu trúc bên dưới da như dây thần kinh, mạch máu,…
  • Kết quả không đạt yêu cầu và có thể cần phẫu thuật để chỉnh sửa lại.
  • Hình thành cục máu đông ở chân hoặc phổi

Tuy nhiên, các rủi ro nghiêm trọng của quy trình Mommy Makeover để rất hiếm gặp trong khi tỉ lệ hài lòng của các bệnh nhân đã từng thực hiện các phương pháp này đều khá cao. Xác suất xảy ra biến chứng sẽ còn thấp hơn nữa nếu quá trình phẫu thuật được thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có chuyên môn và kinh nghiệm tại các cơ sở có uy tín.

Tham vấn y khoa: Dr Ngọc Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 44 trong 9 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Hỏi đáp liên quan
1 tuần sau combo ngực bụng, ống dẫn lưu lộ ra ngoài liệu có gây nhiễm trùng?
  •  2 năm trước
  •  5 trả lời
  •  318 lượt xem

Tôi đã làm combo ngực bụng Mommy Makeover được 7 ngày, tôi chỉ vừa mới phát hiện ống dẫn lưu chạy dọc theo vết mổ trên bụng bị lộ ra. Khoảng trống rộng khoảng 4 mm. Liệu nó có làm xấy vết sẹo của tôi không? Có sợ bị nhiễm trùng không? Tôi sẽ gọi cho bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ ngay khi có thể, nhưng xin hãy cho tôi lời khuyên.

Làm thế nào để giảm sưng hai tuần sau Combo ngực bụng?
  •  2 năm trước
  •  8 trả lời
  •  301 lượt xem

Tôi đã làm Combo ngực bụng Mommy Makeover khoảng hai tuần trước. Tôi đã nâng và thu nhỏ ngực kết hợp với tạo hình thành bụng và hút mỡ hai bên ụ hông. Mặc dù có vẻ tôi đang phục hồi bình thường nhưng sưng khiến tôi rất khó chịu. Vì có những vùng ở bụng vẫn còn tê nên tôi biết không nên chườm đá. Nhưng có cách nào khác để giảm sưng không? Tôi vẫn mặc gen định hình theo hướng dẫn. Tôi có thể làm gì khác? Mà ngực tôi không bị tê thì tôi có thể chườm đá vào chỗ đó không?

Phụ nữ làm combo ngực bụng xong thì có hay bị đờm ở cổ họng lúc nào cũng cảm giác muốn ho không?
  •  2 năm trước
  •  7 trả lời
  •  976 lượt xem

Tôi vừa mới làm combo ngực bụng momy makeover cách đây hai ngày và cái vấn đề lớn nhất của tôi là tôi bị đờm trong cổ họng/phổi sau phẫu thuật. Lúc nào cũng có cảm giác muốn ho, nhưng mỗi lần ho là tôi lại đau dữ dội, gần như không thể chịu đựng được. Tôi chưa thấy có ai hỏi về vấn đề này. Liệu đây có phải hiện tượng bất thường không?

Có phải núm vú của tôi đã bị đặt quá thấp hay không?
Có phải núm vú của tôi đã bị đặt quá thấp hay không?
  •  2 năm trước
  •  6 trả lời
  •  303 lượt xem

Tôi đã đặt hai túi độn ngực 450 ml vào hai bên, cộng thêm treo ngực sa trễ 2 ngày trước. Tôi biết là mình vẫn còn một quá trình hồi phục dài hơi ở phía trước, nhưng tôi có cảm giác là núm vú của mình trông không được ổn.

Tôi có nên cấy mỡ để chữa vú hình ống không và tôi hợp làm tạo hình thành bụng hay hút mỡ?
Tôi có nên cấy mỡ để chữa vú hình ống không và tôi hợp làm tạo hình thành bụng hay hút mỡ?
  •  2 năm trước
  •  7 trả lời
  •  291 lượt xem

Hồi nhỏ tôi từng bị béo phì, cũng từng có giai đoạn bị thiếu cân, bây giờ tôi nặng 72 kg và cao 1m79. Cho dù là lúc gầy thì bụng tôi vẫn đầy mỡ. Tôi có thể xử lý bụng mỡ bằng cách hút mỡ không hay phải làm tạo hình thành bụng? Ngoài ra, tôi có nên cấy mỡ vào ngực để chữa biến dạng vú hình ống hay không? Tôi muốn thành ngực cúp C. Quầng vú có chỗ bị đổi màu do vết thương tôi tự cậy ra. Có cách nào để sửa cái chỗ bị đổi màu đó không ạ?

Có bình thường không khi vết mổ bị chảy ra dịch trong suốt lẫn máu sau 15 ngày từ khi làm phẫu thuật?
  •  2 năm trước
  •  13 trả lời
  •  465 lượt xem

Tôi là nữ 27 tuổi, đã phẫu thuật tạo hình thành bụng và đặt túi ngực, rốn của tôi bị nhiễm trùng và dương tính với sidimonus, bây giờ đã 15 ngày kể từ khi tôi làm phẫu thuật và vết mổ ở ngực phải bắt đầu chảy ra một chất dịch có máu tanh, nhỏ giọt và thấm đẫm băng gạc trong vòng 12 giờ, điều này có bình thường không?

Liệu combo ngực bụng có làm cơ thể tôi đẹp hơn so với lúc trước khi mang thai không?
Liệu combo ngực bụng có làm cơ thể tôi đẹp hơn so với lúc trước khi mang thai không?
  •  2 năm trước
  •  8 trả lời
  •  350 lượt xem

Tôi đã lên lịch làm combo ngực bụng Mommy Makeover vào tháng sau. Một khi ca phẫu thuật hoàn tất, liệu kết quả có so sánh được với cơ thể tự nhiên trước phẫu thuật của tôi không? Tôi 20 tuổi, cao 1m67, nặng 72,5 kg. Trước khi mang thai tôi có cân nặng nhỏ nhất là 56 kg, cân nặng lúc mang thai là 6,5 kg. Mang thai làm tôi tăng 29,5 kg, 12-13 kg là do tích nước vào tháng thứ 8 (trong lúc mang bầu tôi tập yoga 2 lần một tuần, ngày nào cũng đi bộ và ăn uống hạn chế muối). Do sinh nở và gặp biến chứng sau sinh, chồng và tôi đã quyết định không sinh thêm nữa. Nỗ lực giảm cân của tôi đã bị gián đoạn nhiều lần do những biến chứng này nên giờ cân nặng của tôi giao động nhiều hơn trước. Liệu những yếu tố này có ảnh hưởng đén kết quả của tôi không?

Vết mổ tạo hình thành bụng bị chảy máu thì có phải nó sắp bục ra không?
Vết mổ tạo hình thành bụng bị chảy máu thì có phải nó sắp bục ra không?
  •  2 năm trước
  •  3 trả lời
  •  501 lượt xem

Bác sĩ phẫu thuật đã khâu vết thương hở dưới hai cánh tay, vết thương hở dài10cm ở phần bụng của tôi, lấy ra một trong hai túi túi độn ngực. Bác sĩ cũng đã cắt bỏ mô chết ở vết thương hở của tôi và đặt ống dẫn lưu ở ngực trái. Bụng tôi đã chảy máu trong ngày thứ hai. Điều này có đồng nghĩa với việc vết mổ sắp há miệng hay không? Đã gần 4 tuần kể từ khi làm phẫu thuật. Tôi đang thấy chán nản và lo lắng. Bác sĩ mới báo là tôi không thể đặt lại túi độn trong vòng ít nhất 3 tháng tới. Xin hãy giúp tôi với. Đây là một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ uy tín mà tôi đã biết trong suốt 17 năm. Tôi không hút thuốc.

Sau khi làm Combo ngực bụng xuất hiện cục cứng ở bên phải, bị bầm tím và chạm vào thấy nóng nóng là bị làm sao?
  •  2 năm trước
  •  5 trả lời
  •  359 lượt xem

Sau y tá kiểm tra (bác sĩ không có mặt vì đang phẫu thuật), y tá nói đó không phải là tụ máu. Tôi vẫn còn sưng nhiều hơn ở bên phải, với một chỗ bị cứng và bầm tím, chạm vào thấy nóng. Dịch rỉ ra đã giảm xuống còn 25ml, nhưng có mùi hôi và có màu đỏ sẫm. Trong bầu hút vẫn còn một cục máu đông nên tôi nghĩ mùi hôi là do đó. Xin hãy cho tôi lời khuyên.

Cơ thể bị ớn lạnh 6 ngày sau phẫu thuật combo ngực bụng, có bình thường không?
  •  2 năm trước
  •  5 trả lời
  •  873 lượt xem

Đã 6 ngày kể từ khi tôi làm phẫu thuật. Tôi làm tạo hình thành bụng toàn phần, kèm theo hút mỡ ở hông, lưng và đùi, cộng thêm treo ngực sa trễ và cấy mỡ. Hôm qua cả người tôi bắt đầu nổi da gà, cơn ớn lạnh liên tục xuất hiện từng cơn từng cơn suốt cả ngày hôm nay. Điều này có bình thường không?

Tôi đã làm Combo ngực bụng cách đây 1 năm 3 tháng, đến nay nửa trên của bụng vẫn lồi ra và đã bị tụ máu, tôi có phải làm phẫu thuật lại hay không?
Tôi đã làm Combo ngực bụng cách đây 1 năm 3 tháng, đến nay nửa trên của bụng vẫn lồi ra và đã bị tụ máu, tôi có phải làm phẫu thuật lại hay không?
  •  2 năm trước
  •  5 trả lời
  •  459 lượt xem

Tôi đã làm thu nhỏ và treo ngực sa trễ kèm tạo hình thành bụng và hút mỡ. Bụng trên của tôi chưa bao giờ phẳng được như bụng dưới. Bây giờ bác sĩ phát hiện một cục lồi mà bác sĩ cho là tụ máu, nhưng tôi không rõ đó là gì vì bác sĩ đã cố gắng chọc hút nhưng không thành công, vậy nên hôm qua họ đã lấy mẫu và gửi đi xét nghiệm thêm. Tôi biết bác sĩ của tôi nói là người ta thường không hút mỡ cho vùng trên của bụng, nhưng nếu tôi trả tiền để làm hút mỡ thì vùng đó đã không béo như thế này.. Có lẽ tôi phải làm phẫu thuật lần nữa có kèm theo hút mỡ.

Tôi đã 55 tuổi rồi thì có làm combo ngực bụng được không?
  •  2 năm trước
  •  8 trả lời
  •  432 lượt xem

Tại sao các bác sĩ lại không phẫu thuật cho những bệnh nhân từ 55 tuổi trở lên? Tôi thấy phần lớn bệnh nhân trên này tuổi khá trẻ, hay là tôi nên bỏ ý định làm phẫu thuật nhỉ? Tôi khỏe mạnh, không bị tiểu đường, nhưng tôi bị huyết áp cao, huyết áp vẫn ở mức dưới 120/80 và tôi theo dõi hàng ngày, cộng với việc tôi có thể ngừng dùng thuốc sau khi giảm được 9 kg, mà tôi cũng đang làm như thế để trở nên khỏe mạnh hơn. Xin hãy giải thích cho tôi với.

Tôi muốn làm tạo hình thành bụng, hút mỡ, nâng ngực và treo sa trễ ngực, có thể làm luôn không hay phải giảm cân thêm?
Tôi muốn làm tạo hình thành bụng, hút mỡ, nâng ngực và treo sa trễ ngực, có thể làm luôn không hay phải giảm cân thêm?
  •  2 năm trước
  •  11 trả lời
  •  421 lượt xem

Do mang thai, tôi đã giảm từ 22 đến 36 kg đến 5 lần rồi! Tôi đạt đỉnh cao nhất là 104 kg và xuống khoảng 72 kg, chênh lệch tầm 4,5 kg. Tôi hiện cao 1m7, nặng 74 kg. Mức cân nặng thấp nhất của tôi kể từ khi sinh con là 70 kg. Tôi sợ là sẽ phải giảm nhiều cân hơn nữa thì mới mong duodwjc kết quả tốt, nhưng mà tôi chưa bao giờ giảm được dưới 70 kg, mà đấy là tôi đã tập luyện rất là chăm chỉ rồi đấy! Nếu tôi làm tạo hình thành bụng, hút mỡ, nâng ngực, treo sa trễ ngực thì có thể có kết quả tốt không? Tôi có càn phải giảm xuống 62-63 kg để mong có kết quả tốt không? Có khi tôi chẳng giảm được xuống mức đấy đâu.

Tôi nên làm tổng hợp combo ngực bụng hay làm từng thủ thuật riêng lẻ?
  •  2 năm trước
  •  12 trả lời
  •  363 lượt xem

Tôi là một bà mẹ 4 con, 35 tuổi. Tôi và chồng không còn ý định đẻ thêm nữa, bây giờ tôi cao 1m73 và nặng 81kg. Tôi không có ý định làm phẫu thuật cho đến khi giảm được xuống mức cân lý tưởng hơn. Nhưng mà tôi không quyết định được liệu combo ngực bụng có phải thủ thuật tối ưu dành cho tôi hay không. Tôi muốn ngực mình được kéo lên cao hơn và bụng được làm phẳng hơn. Xin hãy cho tôi biết liệu combo ngực bụng có phải con đường tốt nhất mà tôi nên theo đuổi trong quá trình tìm bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ hay không?

Đến bao nhiêu tuổi mới có thể làm combo ngực bụng?
  •  2 năm trước
  •  7 trả lời
  •  304 lượt xem

Năm nay tôi 16, năm ngoái đã sinh một con gái, tôi dự tính dùng thuốc tránh thai trong 5 năm nữa. Tôi không muốn có thêm con và muốn cơ thể mình bình thường trở lại.

Tất cả vết mổ combo ngực bụng bị bục sau 3 tuần làm phẫu thuật, có hy vọng gì không?
Tất cả vết mổ combo ngực bụng bị bục sau 3 tuần làm phẫu thuật, có hy vọng gì không?
  •  2 năm trước
  •  5 trả lời
  •  433 lượt xem

Tôi đã làm phẫu thuật combo ngực bụng Mommy Makeover được 3 tuần, bao gồm treo ngực sa trễ và tạo hình thành bụng không đặt ống dẫn lưu. Ngoại trừ bị sưng nề kèm dị ứng với chất kết dính, thì không có vấn đề gì. Nhưng bây giờ các vết mổ dường như đang bục ra? Tại sao chuyện này lại xảy ra? Liệu những cái lỗ trên vết mổ này có để lại trên ngực tôi những vết sẹo xấu xí không? Tôi đang cố tránh để bị nhiễm trùng và bây giờ có cả chỉ khâu lộ ra bên trong một số cái lỗ. Tôi đã chọn bác sĩ của mình vì trông sẹo và thành quả mà bác sĩ tạo ra rất gọn gàng, đẹp mắt. Tôi đã chọn sai ư? Tôi có nước da rất trắng, rất nhạy cảm. Liệu cái này có liên quan gì hay có phổ biến hay không?

Ngày thứ 43 kể từ khi làm combo ngực bụng và trông tôi như thế này đây, bác sĩ đã cố chọc hút nhưng không có dịch
Ngày thứ 43 kể từ khi làm combo ngực bụng và trông tôi như thế này đây, bác sĩ đã cố chọc hút nhưng không có dịch
  •  2 năm trước
  •  7 trả lời
  •  349 lượt xem

Đã 43 ngày rồi mà vẫn có vẻ như tôi cần làm tạo hình thành bụng một lần nữa. Xem ảnh của các bệnh nhân khác thì bụng họ sao mà phẳng thế, còn bụng tôi lại không. Tôi đã giảm được một vài cm nhưng tôi vẫn phải mặc mộ bộ Spanx bó sát bên dưới lớp quần áo thường ngày của mình để che đi các cụ u lồi lên. Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nghĩ là máu tụ và dần dần nó sẽ tự tan, cộng thêm tôi vẫn đang sưng nề nên tôi nên chờ thêm một thời gian. Tôi phải làm gì đây vì rõ ràng là bác sĩ của tôi không biết nên làm cái gì. Tôi đã phải trả thêm tiền để không phải mặc đồ bó nịt vậy mà giờ vẫn phải mặc. Ngày nào tôi cũng mặc gen định hình mà bụng trông chẳng nhỏ đi chút nào. Tôi bức bối lắm.

Tôi nên chuẩn bị những gì để quá trình hồi phục sau combo ngực bụng được diễn ra suôn sẻ?
  •  2 năm trước
  •  5 trả lời
  •  369 lượt xem

Tôi nên chuẩn bị những vật dụng gì để vết thương lành không biến chứng sau khi làm comb ngực bụng (tạo hình thành bụng, treo ngực sa trễ, nâng ngực)? Tôi nên chuẩn bị kem bôi, băng dán y tế, nước rửa, ghế nâng, ghế ngồi lúc tắm? Các bác sĩ có thể gợi ý cho tôi không?

Thuốc gây mê dùng trong combo ngực bụng có thể tồn tại bao lâu trong cơ thể?
  •  2 năm trước
  •  6 trả lời
  •  508 lượt xem

Tôi đã làm combo ngực bụng Mommy Makeover 18 ngày trước. 3 ngày sau đó, tôi bị đau dữ dội ở vùng mông/hông trái. Tôi không thực hiện hút mỡ. Vấn đề đó đã được giải quyết nhưng 2 ngày sau đó, tôi bắt đầu nổi mẩn ngứa nóng đỏ lên trên cánh tay và chân. Ba lần liền tôi thức giấc trong tình trạng môi, mắt hoặc trán sưng vù. Bác sĩ chính của tôi nói là tôi bị dị ứng. Tại sao mặt/môi của tôi lại bị sưng vào ban đêm trong lúc ngủ? Chỗ bị sưng sẽ xẹp xuống sau 1-2 ngày, nhưng rồi tôi sẽ lại tiếp tục bị sưng ở chỗ mới.

Cảm giác đau nhói ở chân có phải là dấu hiệu của cục máu đông không?
  •  2 năm trước
  •  4 trả lời
  •  354 lượt xem

Vài tuần trước tôi đã làm tạo hình thành bụng và nâng ngực. Khoảng một tuần sau khi làm phẫu thuật, tôi bị đau nhói ở cẳng chân bên trái, đến giờ vẫn chưa hết. Không có các triệu chứng khác (chân có màu bình thường - không nóng - không sưng). Bác sĩ phẫu thuật của tôi không nghĩ rằng đây là một cục máu đông. Thiết bị co bóp chân đã được sử dụng trong lúc làm phẫu thuật và tôi đã đeo tất áp lực 2 ngày sau phẫu thuật. Tuy nhiên, cơn đau nhói không biến mất nên tôi rất lo lắng. Gia đình tôi cho là tôi bị hoang tưởng. Có nguyên nhân nào lý giải cho việc bị đau nhói ở chân không?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây