1

Kem chống nắng có gây hại gì không?

Mặc dù bôi kem chống nắng là một bước bắt buộc để bảo vệ da khỏi ung thư, tình trạng viêm và các dấu hiệu lão hóa trước tuổi nhưng một số thành phần trong kem chống nắng có thể gây hại ngược lại cho da.
Kem chống nắng có gây hại gì không? Kem chống nắng có gây hại gì không?

Nội dung chính của bài viết

  • Mặc dù kem chống nắng hóa học có thể gây ra nhiều tác hại hơn so với kem chống nắng vật lý nhưng vẫn an toàn hơn so với việc để da tiếp xúc trực tiếp với nắng mà không hề có sự bảo vệ nào.
  • Ánh nắng mặt trời gây ra rất nhiều hậu quả khủng khiếp cho cơ thể như tổn thương DNA, tổn thương ty thể, viêm, ức chế hệ miễn dịch, ung thư.
  • Do đó, cần bôi kem chống nắng và mặc quần áo bảo vệ là điều bắt buộc bạn cần thực hiện mỗi ngày, đặc biệt là vào mùa hè.

Bài viết này sẽ chỉ ra một số thành phần như vậy trong kem chống nắng và làm thế nào để tránh những thành phần này mà vẫn tạo sự bảo vệ toàn diện cho da.

Những thành phần nguy hiểm trong kem chống nắng

Có hai loại kem chống nắng khác nhau: kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Kem chống nắng vật lý thường chứa các thành phần khoáng chất như kẽm oxit (zinc oxide) và titanium dioxide. Những thành phần này sẽ không được hấp thu vào da của bạn. Thay vào đó, chúng chỉ nằm trên bề mặt da, tạo ra một rào cản vật lý ngăn chặn tia UV có hại trong ánh nắng.

Mặt khác, kem chống nắng hóa học chứa các thành phần hóa học như oxybenzone, avobenzone và octinoxate. Các thành phần chống nắng hóa học có thể được hấp thụ vào da và tác động đến nội tiết tố khi sử dụng quá nhiều, ví dụ như khi bạn bôi kem chống nắng cho toàn thân.

Kem chống nắng hóa học cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng và châm chích trên một số loại da. Không chỉ gây hại cho người dùng, những loại kem chống nắng này còn không thân thiện với môi trường, gây hại cho các rặng san hô và các sinh vật biển khác. Vì những lý do này, bạn không nên sử dụng kem chống nắng hóa học cho toàn bộ cơ thể, trẻ em dưới 10 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác được tiến hành trên chuột thí nghiệm, retinylpalmitate- một dẫn xuất của vitamin A - cũng được chứng minh là có thể gây ung thư da khi tiếp xúc với tia UV.

Các dẫn xuất khác của vitamin A như retinol, tretinoin, adapalene và tazarotenelại không gây ra vấn đề này. Nhiều người cho rằng những thành phần này sẽ làm cho làn da trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời nhưng trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng retinol, tretinoin, adapalene và tazarotenecòn bảo vệ da dưới ánh nắng bằng cách ngăn chặn sự biểu hiện của các gen “xấu” mà ánh nắng kích hoạt.

Kem chống nắng nào an toàn cho da và môi trường?

Vẫn còn rất nhiều lựa chọn kem chống nắng có thể làm giảm nguy cơ ung thư da, dấu hiệu lão hóa sớm và các tác động bất lợi khác của tia cực tím.

Bạn nên sử dụng kem chống nắng vật lý có chứa kẽm oxit. Kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu từ lâu đã được sử dụng trong phấn phủ và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác. Đây cũng là chất có trong nhiều loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, các sản phẩm sữa và ngũ cốc nguyên hạt.

Khi bôi lên da, kẽm oxit nằm trên bề mặt da, hình thành nên một lớp rào cản vật lý để ngăn chặn tia UV, có tác dụng bảo vệ da chống lại các tia UVA và UVB phổ rộng. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này nên kem chống nắng có thành phần kẽm oxit thường để lại vệt trắng trên da. Tuy nhiên, cáccông thức kem chống nắng gần đây đã hạn chế được nhược điểm này.

Bạn nên bôi kem chống nắng có chỉ số SPF 15 trở lên trên da mặt mỗi buổi sáng như một phần của quy trình chăm sóc da hàng ngày. Khi bạn cần đi ngoài nắng lâu hơn 30 phút, bạn nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao hơn. Ngoài ra, bạn cần bôi một lượng kem chống nắng ít nhất bằng ½ muỗng cà phê cho khuôn mặt và khoảng một chén nhỏ cho toàn cơ thể.

Nếu bạn muốn sử dụng kem chống nắng hóa học thì chỉ nên bôi cho mặt của bạn, không nên bôi toàn thân.

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Kem chống nắng có bảo vệ da khỏi tia hồng ngoại không?
Kem chống nắng có bảo vệ da khỏi tia hồng ngoại không?

Chúng ta đều bôi kem chống nắng mỗi ngày để bảo vệ làn da khỏi những tác hại của tia UVA và UVB nhưng chắc hẳn không có mấy người biết rằng còn một loại tia nữa mà chúng ra phải đề phòng, đó là tia hồng ngoại – một kẻ thù khác của làn da.

Tại sao mùa đông bạn vẫn cần bôi kem chống nắng?
Tại sao mùa đông bạn vẫn cần bôi kem chống nắng?

Vào mùa đông, mặc dù bạn không nhìn hay cảm nhận thấy ánh nắng mặt trời nhưng tia UV vẫn có thể tiếp cận đến làn da, dẫn đến các dấu hiệu lão hóa trước tuổi và làm tăng nguy cơ ung thư hắc tố cũng như các dạng ung thư da khác.

Những thông tin mới về khả năng bảo vệ của kem chống nắng
Những thông tin mới về khả năng bảo vệ của kem chống nắng

Có vẻ như mỗi mùa hè lại có thêm những thông tin gây tranh cãi mới về kem chống nắng.

Kem chống nắng cho da nhạy cảm
Kem chống nắng cho da nhạy cảm

Vào mùa hè, kem chống nắng trở thành sản phẩm chăm sóc da cần được ưu tiên hàng đầu.

Cách lựa chọn và sử dụng kem chống nắng
Cách lựa chọn và sử dụng kem chống nắng

Vào mùa hè, kem chống nắng là món đồ không thể thiếu. Mặc dù bên cạnh những thông tin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ da khỏi ảnh náng vẫn có những ý kiến về mặt tiêu cực của kem chống nắng.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Da đi nắng về bị mẩn đỏ có phải là bị dị ứng không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1781 lượt xem

Bác sĩ ơi, bạn em dạo gần đây cứ đi nắng về là da bị mẩn ngứa đỏ ửng như thế này , không biết có phải do bị dị ứng không ? Trước thì không bị , dạo gần đây lại lên mẩn nên em cần tư vấn xem có nên uống thuốc hay bôi thuốc gì không? Bác sĩ tư vấn giúp em với ạ! Cảm ơn bác sĩ!

Có phải kích ứng mĩ phẩm không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  928 lượt xem

Bác sĩ cho e hỏi e dùng TO buffet test 1 lượng nhỏ trên da thì sáng dậy bị như này có phải kích ứng k ạ? Nó khá ngứa ạ!

Skincare thế nào để da không bị khô, ngứa, mụn?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1267 lượt xem

Bác sĩ ơi giúp em với ạ hic. Từ khi sang nhật, Da em cứ rửa mặt xong là nó khô, ngứa và căng như này. Thi thoảng nổi cả mụn viêm với sưng nữa ạ. Em nên skincare thế nào để khắc phục tình trạng này ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có cách nào làm mờ vết thâm không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1616 lượt xem

Thưa bác sĩ, cơ địa em là kiểu dễ bị thâm và sẹo. Chân em bị sẹo thâm là do muỗi đốt. Dù có gãi hay để nguyên như vậy thì mấy hôm sau cũng để lại thâm ạ và thâm hết khá lâu khoảng gần 1 năm mới mờ đi gần hết chứ cũng không hết hẳn. Có cách nào để cải thiện làm mờ vết thâm hơn được không ạ. Em là con gái nên bao năm qua rất tự ti toàn phải mặc quần dài. Em cảm ơn bác sĩ!

Video có thể bạn quan tâm
Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam 08:46
Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam
? Hồi sinh làn da lão hóa, nếp nhăn, chảy xệ? Da tươi sáng, mịn màng như tuổi đôi mươi? Hiệu quả ngay sau 3 lần? Inbox ngay nhận...
 4 năm trước
 2209 Lượt xem
Bạn hiểu gì về nếp nhăn? Bạn hiểu gì về nếp nhăn? 05:11
Bạn hiểu gì về nếp nhăn?
Tại sao tôi dùng rất nhiều các loại kem chống nhăn mà mắt tôi vẫn nhăn thế?
 5 năm trước
 1689 Lượt xem
Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da 03:31
Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da
Theo dõi quy trình thực hiện công nghệ Hifu và ngắm nhìn kết quả
 5 năm trước
 1512 Lượt xem
TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE 05:28
TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE
Hiệu quả THẤY RÕ chỉ sau buổi đầu tiên!>> Theo dõi quá trình thực hiện của khách hàng ngay dưới đây để hiểu rõ hơn về dịch vụ này!---------------Tình...
 4 năm trước
 1467 Lượt xem
Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu 03:11
Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu
Tìm hiểu về công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa
 5 năm trước
 1440 Lượt xem
Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid 04:51
Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid
Vấn nạn về corrticoid ở Việt Nam có lẽ nhiều nhất trên thế giới.
 5 năm trước
 1411 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây