Lumineer là một thương hiệu dán sứ phổ biến trong lĩnh vực thẩm mỹ nha khoa, được sử dụng để che giấu tình trạng răng sứt mẻ, răng thưa, răng ngả màu, răng mọc chen chúc và các khuyết điểm khác của nụ cười. Mặt dán sứ Lumineer được dán lên mặt ngoài của răng sẵn có, nó mỏng hơn và trong hơn các mặt dán sứ truyền thống. Quy trình thẩm mỹ không gây đau, thường cần trải qua 2 lần thăm khám, và không cần khoan răng hay tiêm chích.
Dán sứ Lumineer đòi hỏi ít sự chuẩn bị hơn so với dán sứ veneer truyền thống, đó là lý do tại sao người ta hay gọi Dán sứ Lumineer là loại “Veneer không cần chuẩn bị”. Tuy nhiên, bác sĩ Tâm cho biết rằng “Đừng vội tin những lời quảng cáo Lumineer “không cần chuẩn bị”. Đúng là có nhiều trường hợp không cần chuẩn bị bất kỳ công đoạn nào trước khi gắn Lumineer, nhưng phần lớn bệnh nhân sẽ cần phải thực hiện một vài công đoạn nào đó, chẳng hạn như mài kẽ răng”.
Đa số bệnh nhân đánh giá cao hiệu quả của Lumineer, tuy nhiên, một số bác sĩ nha khoa lại thích veneer truyền thống hơn. Họ cho rằng “Lumineer tạo ra vẻ ngoài dày cộm, không đem lại vẻ đẹp tự nhiên như cách mà veneer sứ (hoặc răng tự nhiên) tạo ra”.
Những người trên 18 tuổi, không có bệnh về lợi, không bị mất răng, răng không quá thưa hoặc không quá chen chúc là đối tượng phù hợp để dán sứ Lumineer. Lumineer hiệu quả nhất đối với tình trạng răng sứt mẻ, răng thưa ít, răng ngả màu và đặc biệt đem lại kết quả tuyệt vời đối với những người có thân răng nhỏ.
Nếu có tật cắn móng tay hoặc nghiến răng khi ngủ, bạn nên cân nhắc các lựa chọn khác thay vì dán veneers, bởi vì những hoạt động đó có thể gây mẻ hoặc vỡ miếng dán. Một số bệnh nhân (không phải tất cả) dán sứ Lumineer trên một số răng có thể nhận thấy màu sắc răng không được đồng đều nhất.
Nếu răng bạn nhỏ và thẳng hàng thì không cần chuẩn bị gì nhiều trước khi dán Lumineer. Tuy nhiên, bác sĩ có thể khuyên bạn nên cắt nướu (tạo hình đường viền lợi) để nướu cân xứng với hàm răng sắp tới. Nếu có cắt nướu, bạn sẽ cần đợi khoảng 45 ngày để nướu lành hẳn rồi mới tiến hành dán sứ Lumineer.
Đầu tiên, nha sĩ sẽ tạo một khuôn răng của riêng bạn, khuôn này được sử dụng như khuôn mẫu để tạo ra các miếng dán sứ Lumineer. Sau đó, bác sĩ làm sạch răng hoặc mài nhẹ kẽ răng trước khi dán Lumineer vào lần thăm khám sau (thường cách 1 tuần).
Một số bác sĩ sẽ hẹn bạn vào một buổi khác để “ngắm trước” nụ cười mới. Họ sẽ đặt tạm những miếng veneer acrylic lên răng – cái được gọi là “nụ cười thử nghiệm” – để bạn thấy được kết quả sau khi dán sứ Lumineer sẽ tương tự như vậy. Buổi hẹn này là cơ hội để sửa đổi một số điều mà bạn chưa hài lòng.
Dán sứ Lumineer không đau nên không cần gây mê, tê.
Bước đầu, bác sĩ cần đảm bảo các miếng dán Lumineer vừa khít với răng của bạn trước khi xịt axit và đặt lên răng, điều này bao gồm kiểm tra khớp cắn của bạn nhằm đảm bảo Lumineer sẽ không bị sứt mẻ khi nói chuyện hoặc ăn nhai. Tiếp theo, bác sĩ thoa keo lên từng miếng dán Lumineer, trước khi đặt lên răng. Sau đó gắn Lumineer lên răng và loại bỏ lượng chất dính (cement) dư thừa, đồng thời làm bóng miếng dán. Toàn bộ quy trình diễn ra khá nhanh, mất khoảng 1 đến 2 tiếng đồng hồ, phụ thuộc vào số lượng răng cần được che phủ. Bạn không cần phải chườm đá, gạc hay các chất giảm đau.
Kết thúc quy trình dán sứ Lumineer, bạn sẽ thấy được kết quả ngay lập tức và không cần thời gian hồi phục cũng như không cần nghỉ việc vài ngày.
Lợi (nướu) có thể bị đỏ, đau trong khoảng 3 tuần sau khi thực hiện quy trình. Tình trạng chảy máu chân răng liên tục là không phổ biến, vì thế hãy báo cho bác sĩ biết nếu điều đó xảy ra với bạn, hoặc nếu bạn bị viêm lợi dài ngày.
Răng sẽ dễ bị nhạy cảm trong khoảng 1 năm, đặc biệt khi ăn thực phẩm và đồ uống lạnh (điều này cũng đúng khi sử dụng mặt dán sứ truyền thống).
Các bác sĩ nha khoa trên RealSelf (Mỹ) cho biết Lumineer có thể duy trì được khoảng 20 năm, nhưng tuổi thọ của chúng chưa được các nghiên cứu xác minh. Mặt dán sứ truyền thống thường duy trì được 10-30 năm, phụ thuộc vào cách chăm sóc răng miệng của bạn.
Nếu miếng dán Lumineer bị nứt nhỏ hoặc sứt mẻ ít, bác sĩ có thể chỉnh sửa lại.
Nếu miếng dán bị vỡ to hoặc nứt to thì cần phải thay thế hoàn toàn, phụ thuộc vào chi phí của bạn.
Nếu miếng dán bong ra mà còn nguyên vẹn, bác sĩ sẽ gắn lại vào răng.
Điều quan trọng là phải chăm sóc tốt "nụ cười mới" bằng cách tránh làm sứt, vỡ hoặc bong veneer. “Hãy nhẹ nhàng với chúng. Có nghĩa là không nhai đá lạnh, không cắn móng tay, không dùng răng để mở vật cứng, nắp chai. Đánh răng đều đặn, dùng chỉ nha khoa theo hướng dẫn và tái khám 1 lần/năm”.
Lumineer có khả năng chống lại các vết ố vàng, vì thế theo thời gian chúng không bị ngả màu do thực phẩm, đồ uống, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc lá có thể làm ngả màu Lumineer, vì vậy bệnh nhân nên cai thuốc lá.
Các bác sĩ nha khoa khuyên bệnh nhân nên đeo miếng bảo vệ răng khi ngủ để bảo vệ các miếng dán sứ khỏi thói quen nghiến răng.
Sự khác nhau đầu tiên giữa Lumineer và veneer sứ truyền thống là độ dày miếng dán: Lumineer mỏng hơn đáng kể (dày chừng kính áp tròng và bằng 1 nửa độ dày của miếng dán sứ truyền thống), do đó không cần mài răng thật trước khi gắn Lumineer. Điều này khiến quy trình trở nên nhanh gọn, đơn giản và ít khó chịu hơn. Tuy nhiên, một vài nha sĩ thấy làm như thế khiến răng bị cộm và trông không tự nhiên.
Các nha sĩ khác tin rằng sự khác biệt lớn nhất là độ bền của chúng. Một bác sĩ cho biết “Tôi thích Lumineer hơn veneer truyền thống vì loại chất liệu đang dùng hiện tại là lithium disilicate – chịu lực khỏe hơn và bền hơn sứ truyền thống và veneer thủy tinh”.
Chi phí dán sứ Lumineer cao hơn so với dán sứ truyền thống. Chi phí của bạn phụ thuộc vào số lượng răng được thẩm mỹ, giá cả trên mỗi răng mà phòng khám đưa ra, trình độ của bác sĩ và địa điểm phòng khám.
Bảo hiểm y tế thường không chi trả cho các phương pháp thẩm mỹ tự chọn này.
Tìm chúng tôi trên:-
-