Trước hết, bác sĩ và bệnh nhân sẽ trao đổi thông tin cần thiết, sau đó tiến hành thăm khám toàn thân và tại chỗ, xét nghiệm và Dermoscopy (soi da).
Trong quá trình hỏi bệnh, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng nang tóc, đánh giá liệu vấn đề hiện tại là rụng tóc có sẹo hay không có sẹo. Phần lớp quá trình trao đổi sẽ xoay quanh rụng tóc không sẹo, vì đây là vấn đề phổ biến nhất khi nói đến rụng tóc.
Những yếu tố sẽ được khai thác trong quá trình tìm hiểu bệnh:
Tiền sử của bệnh nhân, đặc biệt trong vòng 6-12 tháng trước khởi phát, có thể liên quan đến việc gia tăng rụng tóc. Ví dụ: ốm sốt, nằm viện, phẫu thuật, chấn thương. Tra cứu tiền sử gia đình bệnh nhân để tìm những trường hợp mắc bệnh lý tương tự (rụng tóc tiến triển do di truyền – androgenetic alopecia, rụng tóc từng mảng tự nhiễm – alopecia areata...), tình trạng rụng tóc của người thân.
Đối với bệnh nhân mắc chứng rụng tóc tiến triển do di truyền – androgenetic alopecia thì cần tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng (ăn kiêng, mức độ nạp protein, sắt...) của họ. Keratin protein là thành phần chính, chiếm 98% cấu tạo tóc. Mỗi ngày, trung bình một người lớn sản sinh 0,35 mm keratin mỗi sợi/ngày, cho khoảng 100.000 sợi tóc, tức là lượng protein nạp vào mỗi ngày rất quan trọng.
Đối với bệnh nhân nữ thì cần chú ý tới các vấn đề về kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh. Ví dụ như với kinh nguyệt thì đánh giá độ đều đặn, bao nhiêu ngày mỗi tháng, mức độ nặng nhẹ; bệnh nhân từng bị sảy thai hay chưa; đã từng phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng chưa... Những thay đổi này ở nữ giới sẽ dẫn đến thay đổi về nội tiết tố và có thể làm gia tăng hoặc gây ra tình trạng rụng tóc.
Bác sĩ tiến hành đánh giá các biểu hiện để nắm được tình trạng rụng tóc. Quá trình quan sát và đánh giá tổng quát căn cứ vào các tiêu chí:
Một số phương pháp được áp dụng để đánh giá mức độ rụng tóc là:
Bài kiểm tra này giúp xác định tình trạng tóc rụng quá đà.
Phương thức tiến hành là dùng ngón trỏ và ngón cái túm khoảng 20-60 sợi tóc tại phần gần chân tóc. Cố lôi phần tóc này ra khỏi da đầu, nhưng sử dụng một lực vừa phải và không làm tổn thương da đầu. Lặp lại hành động này ở ba điểm khác nhau trên đầu. Nếu kéo được hơn 10% tóc, thì tức là bệnh nhân đang có vấn đề về rụng tóc (2-3 sợi là bình thường, khoảng 6 sợi là bất thường). Bệnh nhân không được gội đầu ít nhất một ngày trước khi tiến hành kiểm tra.
Bài kiểm tra dựa trên nguyên tắc “kéo nhẹ” tóc để thu được tóc telogen (tóc đang ở giai đoạn cuối của chu kỳ sinh trưởng và sắp rụng) và xác định mức độ, vị trí của khu vực rụng tóc. Bài kiểm tra cho kết quả dương tính với các bệnh: rụng tóc telogen, rụng tóc anagen, hội chứng mất anagen, giai đoạn đầu của rụng tóc hói (androgenetic alopecia) và ở mép của vùng bị rụng tóc từng vùng (alopecia areata).
Về nhược điểm:
Đây là phương pháp theo dõi tình trạng tóc qua thời gian. Bệnh nhân được hướng dẫn ngồi ở tư thế cằm và trán cố định, bác sĩ dùng máy quay và thiết bị phát sáng để soi chụp. Tư thế, ánh sáng và độ phóng to được giữ nguyên qua các lần khám, cá nhân người bệnh cũng cần giữ nguyên kiểu tóc, màu tóc qua mỗi lần soi chụp. Bốn vùng kiểm tra tiêu chuẩn là đỉnh đầu, đường rẽ ngôi, trán và thái dương.
Bài kiểm tra này được sử dụng để soi những sợi tóc ngắn, tóc mảnh gần da dầu. Bác sĩ sử dụng tấm thẻ có gắn vải nỉ đen ở một mặt, mặt còn lại gắn vải trắng. Sau khi rẽ tóc, bác sĩ kề tấm thẻ này vào sát da đầu. Những sợi tóc ngắn và mảnh, với phần đỉnh đứt gãy sẽ lộ ra ở mép tấm thẻ. Đây là loại tóc xuất hiện ở những bệnh nhân mắc chứng rụng tóc hói (androgenetic alopecia).
Với bài kiểm tra này, bệnh nhân tránh gội đầu trong 5 ngày, sau đó dùng dầu gội và xả nước vào một cái chậu bọc vải hoặc băng gạc. Tóc đọng lại trên vải sẽ được thu lại và đem đi kiểm tra. Các sợi tóc sẽ được đếm và phân loại thành nhóm ngắn hơn 3cm và nhóm dài hơn 5cm, thường thì sẽ thu được khoảng hơn 30 sợi tóc. Đây là kỹ thuật quan trọng để phân biệt rụng tóc telogen và rụng tóc hói.
Bài kiểm tra này thường được áp dụng trong nghiên cứu. Để thực hiện bài kiểm tra Trichogram, tóc được chọn từ một vị trí cụ thể vào ngày thứ 5 kể từ lần gội đầu gần nhất. Bác sĩ dùng dụng cụ bịt cao su để túm khoảng 60-80 sợi tóc, vặn và nhanh chóng bứt tóc khỏi da đầu theo hướng tóc mọc. Sợi tóc sau đó được cắt ngắn để lại phần gốc, rồi gắn lên kính để đánh giá chân tóc nào thuộc giai đoạn anagen, chân tóc nào thuộc giai đoạn telogen và tính tỷ lệ hai loại tóc.
Sử dụng máy tính để hỗ trợ kiểm tra các đặc tính của tóc, đây là phương pháp ít xâm lấn hơn vì không có thao tác nhổ tóc.
Phototrichogram sẽ đánh giá mật độ sợi tóc, độ dày của sợi tóc, độ dài và tốc độ mọc (mm/ngày). Những tiêu chí này được đánh giá tại một vùng cụ thể trên da đầu (thường là 1cm2) trong một khoảng thời gian nhất định (khoảng 2 ngày). Với thủ thuật này, ta biết được chính xác số sợi tóc tên một centimet vuông, tức là mật độ tóc, tóc đang mọc (anagen) và ngừng mọc (telogen), đường kính tóc và nó còn có thể được dùng để theo dõi độ hiệu nghiệm của các phương pháp điều trị.
Đối với bệnh nhân rụng tóc, cần làm những bài xét nghiệm như:
Vitamin D và ferritin là hai yếu tố quan trọng đối với vòng đời bình thường của tóc. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, thì bệnh nhân nên đi gặp bác sĩ nội tiết hoặc bác sĩ phụ khoa.
Sinh thiết da đầu được chỉ định cho toàn bộ ca rụng tóc sẹo và những ca rụng tóc không sẹo chưa được chẩn đoán. Vị trí lấy mẫu sinh thiết đối với các ca rụng tóc sẹo là ở rìa xung quanh vùng rụng tóc hoặc sưng viêm, nơi tóc chưa rụng hết. Bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ khi làm sinh thiết. Bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên biệt để bấm các lỗ với đường kính ít nhất bằng 4mm, đâm sâu vào da, lấy được toàn bộ đơn vị nang và cả một chút mỡ đi kèm. Độ sâu của lỗ sinh thiết thường là 4mm. Mẫu sinh thiết sau đó sẽ được đưa đi xét nghiệm.
Nếu bệnh nhân có vấn đề về chảy máu, khó đông máu thì nên lưu ý cho bác sĩ trước khi thực hiện sinh thiết. Đây là một thủ thuật nhanh và không gây đau quá nhiều, bệnh nhân chỉ cần chú ý giữ vệ sinh vùng lấy mẫu.
Dermoscopy là thiết bị quang học dùng để khám các lớp nông của da và kiểm tra tình trạng tóc; Trichoscopy là thuật ngữ chỉ kỹ thuật sử dụng loại máy này. Kỹ thuật này không xâm lấn, mà kết quả mang lại rất cao, thuận tiện cho việc khám và chẩn đoán tình trạng da đầu.
Với máy Dermoscopy cầm tay, độ phóng đại có thể đạt 10 lần. Còn nếu bạn dùng videodermoscopy thì độ phóng đại có thể gấp 1000 lần, kèm thêm chức năng lưu trữ hình ảnh.
Chào bác sĩ, liệu tình trạng lưu thông kém trong quá trình phẫu thuật có làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng không? 1 tuần nữa tôi thực hiện ca phẫu thuật nhưng mấy ngày vừa rồi tôi lại bị tê và ngứa ran bàn chân. Có cần quá lo lắng đến vấn đề này không? Tôi sợ như vậy nếu phẫu thuật sẽ dễ bị hình thành cục máu đông.
Mí mắt tôi rất nhỏ, phương pháp cắt mí có thể làm cho mắt to hơn không hay phải cần kết hợp cả nâng chân mày nữa?
Tôi 48 tuổi và mới phát hiện ra vùng trán và chân mày bị xệ nhẹ. Tôi không biết tại sao lại bị lão hóa sớm như thế dù không hay tiếp xúc với nắng và cũng không hút thuốc. Trước đây tôi đã từng cắt mí 4 lần để loại bỏ da thừa và mắt tôi cũng hơi trũng nữa. Giờ tôi muốn khắc phục chân mày xệ nhưng không muốn phải phẫu thuật nâng chân mày. Vậy có cách nào không cần phẫu thuật không?
Tôi hiện mới ngoài 20 tuổi nhưng bị rụng tóc nặng nên định là sẽ phẫu thuật cấy tóc. Tôi có nên bắt đầu điều trị rụng tóc ngay không hay cứ đợi đến khi phẫu thuật cấy tóc?
Tôi có đi điêu khắc chân mày tuần trước và bị mất một vài mảng lông mày. Liệu lông ở những chỗ đấy có mọc lại được không hay sẽ mất vĩnh viễn?
Tìm chúng tôi trên:-
-