1

10 loại rau quả có lợi cho răng

Nếu đang đeo niềng răng thì chắc hẳn bạn đã biết rằng có một số loại thực phẩm mà bạn cần phải tránh. Tuy nhiên, bên cạnh đó lại có không ít loại thực phẩm có lợi cho răng. Bài viết này xin được nêu ra 10 loại rau củ mà bạn nên bổ sung thường xuyên vào chế độ ăn hàng ngày của mình, đặc biệt là trong thời gian niềng răng.
10 loại rau quả có lợi cho răng 10 loại rau quả có lợi cho răng

Dưa chuột

Lượng đường và tinh bột có trong dưa chuột chỉ ở mức rất thấp nên không gây hại cho răng. Một quả dưa chuột nặng 50 gram chỉ có 1,7 gram carbohydrate, 48 gram nước và 13 gram canxi. Do đó, cho dù bị mắc vào răng thì cũng sẽ không gây nguy cơ sâu răng. Dưa chuột có chứa canxi và chắc hẳn nhiều người cũng đã biết, canxi là một khoáng chất rất cần thiết cho sức khỏe của xương. Nếu thiếu can-xi, cấu trúc xương hàm sẽ suy yếu và không thể giữ chắc răng.

dưa chuột

Ngoài ra, vitamin K có trong dưa chuột cũng có lợi ích lớn trong việc củng cố sự chắc khỏe của xương và tăng cường sự hấp thụ canxi trong cơ thể. Dưa chuột còn đặc biệt có lợi cho những người bị vấn đề về răng và lợi, nhất là bệnh nha chu. Đây còn là một nguồn chất xơ dồi dào và việc nhai dưa chuột sẽ giúp mát-xa răng và lợi.

Dâu tây

Dâu tây là một loại quả có chứa cả malic acid và vitamin C. Malic acid có vai trò giống như một chất làm se với công dụng loại bỏ các vết bẩn trên bề mặt răng trong khi vitamin C tẩy trắng răng. Dâu tây kết hợp với baking soda là một cách làm sạch răng tự nhiên mà lại rất hiệu quả. Cách thực hiện là nghiền nhuyễn dâu tây sau đó trộn với baking soda cho đến khi hòa quyện rồi sử dụng bàn chải đánh răng mềm phết hỗn hợp lên răng, để nguyên trong 5 phút, sau đó cọ kỹ lại bằng kem đánh răng để loại bỏ hỗn hợp, cuối cùng là súc miệng. Ngoài tác dụng tẩy trắng, malic acid trong dâu tây còn có tác dụng bảo vệ men răng trong khi vitamin C giúp giữ cho lợi luôn khỏe mạnh. Khi cơ thể thiếu vitamin C thì sẽ rất dễ có nguy cơ mắc bệnh nha chu và viêm lợi.

Dứa

Dứa là một loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng gồm có:

  • Vitamin C
  • Canxi
  • Vitamin A
  • Kali
  • Thiamine
  • Vitamin B6
  • Folate

dứa

Dứa có thể giúp làm trắng răng. Lượng vitamin C cao trong dứa có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành mảng bám và bệnh về lợi. Tình trạng của lợi có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Lợi có nhiệm vụ giữ răng cố định và do đó, răng sẽ trở nên suy yếu, dễ dịch chuyển nếu như lợi không khỏe mạnh. Các nghiên cứu còn cho thấy rằng enzyme bromelain trong dứa hoạt động như một chất làm sạch tự nhiên, giúp loại bỏ mảng bám và phá hủy lớp màng của vi khuẩn bám trên răng. Những vi khuẩn này tạo ra axit làm mòn men răng và dẫn đến sâu răng.

Thêm nữa, ăn dứa là một cách tuyệt vời để cải thiện hệ miễn dịch, giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn. Đặc biệt, khi đang trải qua giai đoạn niềng răng, lợi sẽ trở nên nhạy cảm do các răng được dịch chuyển và vitamin C có trong dứa sẽ giúp giảm viêm.

Dưa hấu

Cho dù đang đeo niềng trong suốt Invisalign hay niềng kim loại truyền thống thì việc ăn đúng các loại thực phẩm phù hợp cũng đều rất quan trọng. Dưa hấu đặc biệt tốt cho răng vì trong số các loại quả, dưa hấu là một trong những loại có lượng đường thấp nhất. Dưa hấu còn có chứa nhiều carotenoid, bao gồm beta-carotene và lycopene. Beta-carotene giúp hỗ trợ sự phát triển của xương trong khi lycopene giúp cải thiện tình trạng răng, lợi và ngăn ngừa sâu răng. Thêm vào đó, nó có citrulline, một axit amin rất quan trọng. Dưa hấu còn giúp củng cố, làm sạch răng và lợi ở một mức độ nhất định. Lí do là nhờ vitamin C có trong dưa hấu. Vitamin C có đặc tính chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và đảm bảo lợi luôn trong tình trạng khỏe mạnh.

Cam

Cam có chứa rất nhiều vitamin C. Một quả cam tươi có kích cỡ trung bình có thể cung cấp đến 93% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa rất mạnh, có tác dụng bảo vệ các tế bào cơ thể khỏi tổn thương từ các phân tử gốc tự do. Tuy nhiên, lợi ích chính của vitamin C là kích thích cơ thể sản sinh collagen - một loại protein cấu tạo nên phần lớn mô liên kết. Collagen tham gia vào quá trình tạo ra ngà răng – lớp cứng nằm bên trong men răng có nhiệm vụ bảo vệ buồng tủy. Uống một cốc nước cam mỗi ngày cũng là cách hữu hiệu để bổ sung can-xi và củng cố răng chắc khỏe.

cam

Citric acid trong cam giúp kiểm soát hay cụ thể là làm tăng lượng nước bọt làm sạch khoang miệng. Bên cạnh đó, cam còn rất giàu chất xơ, vitamin B, đồng, kali và canxi, đều là những chất hỗ trợ rất lớn đối với sức khỏe của răng. Còn một điều nữa mà bạn chưa biết, đó là phần cùi màu trắng bên trong vỏ cam có chứa một số hợp chất như limonene, glucarate, pectin và chất xơ hòa tan. Bạn có thể chà phần màu trắng này lên răng rồi súc miệng lại với nước để làm sạch răng.

Cà rốt

Cà rốt không chỉ là một loại rau chứa ít đường mà còn rất có lợi cho răng vì những lí do dưới đây.

cà rốt

  • Chứa khoáng chất giúp răng chắc khỏe: Cà rốt có chứa các vitamin và khoáng chất. Các khoáng chất này có khả năng bảo vệ và chống sâu răng. Vitamin A trong cà rốt là một chất cần thiết đối với lớp men răng. Nếu như răng không chắc khỏe, chúng có thể sẽ di chuyển dẫn đến xô lệch.
  • Tiêu diệt vi khuẩn: Không chỉ có chứa các chất có lợi mà khi nhai, cà rốt còn có tác dụng chà xát lên răng và loại bỏ các mẩu thức ăn còn sót lại cùng với vi khuẩn. Khi lượng vi khuẩn trên răng được giảm bớt, bạn sẽ ít có nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe răng miệng hơn trong tương lai.
  • Tăng cường tiết nước bọt: Khi ăn cà rốt, miệng chúng ta sẽ tiết ra nước bọt nhiều hơn bình thường và điều này có tác dụng làm sạch răng. Ngoài ra, sự tăng tiết nước bọt còn làm giảm vi khuẩn trong khoang miệng.

Chuối

Sau khi bắt đầu đeo niềng răng, lợi có thể trở nên nhạy cảm, gây khó khăn khi nhai đồ ăn. Lúc này, các loại trái cây mềm như chuối sẽ rất thích hợp. Hơn nữa, chuối cũng chứa các vitamin và khoáng chất có lợi cho răng như:

  • Vitamin C
  • Sắt
  • Magiê
  • Vitamin B6
  • Vitamin A
  • Kali
  • Chất đạm

Bên cạnh đó, phần bên trong vỏ chuối cũng có tác dụng làm trắng răng. Đây là một cách an toàn và tự nhiên vì vỏ chuối không có tính bào mòn như các chất làm trắng tự nhiên khác. Bạn có thể dùng mặt trong của vỏ chuối chà nhẹ lên răng trong vòng 2 phút. Các khoáng chất như kali, magie và mangan sẽ nhanh chóng hấp thụ vào răng và phát huy tác dụng tẩy trắng.

Ngoài ăn chuối theo cách thông thường, bạn có thể thử những cách khác như xay nhuyễn, trộn với sữa hoặc ăn cùng yến mạch nấu chín. Đây đều là những món mềm, rất có lợi cho giai đoạn niềng răng.

Tuy nhiên, bạn vẫn phải nhớ đánh răng cẩn thận sau khi ăn chuối và các thực phẩm mềm khác vì chúng rất dễ dính ở giữa răng và niềng, gây ra các vấn đề như sâu răng hay hôi miệng.

Kiwi

Kiwi chứa những khoáng chất và vitamin sau:

  • Vitamin C
  • Sắt
  • Vitamin K
  • Folate
  • Vitamin E
  • Canxi
  • Kali
  • Niacin

Kiwi có tính axit thấp hơn nhiều (nên tốt cho răng hơn) trong khi lại chứa hàm lượng vitamin C cao hơn gấp đôi so với chanh và cam. Ngoài ra, kiwi còn có chứa chất xơ và giàu canxi, đây là một loại khoáng chất vô cùng có lợi cho răng. Canxi giúp trung hòa axit gây hại và củng cố lớp men răng.

Cần tây

cần tây

Cần tây có tác dụng giống như một chiếc bàn chải đánh răng tự nhiên vì các sợi xơ bên trong cần tây giúp loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn thừa và vi khuẩn. Hơn thế nữa, cần tây còn có lợi cho răng nhờ các vitamin. Cần tây có chứa vitamin A, giúp củng cố lớp niêm mạc và vitamin C giúp làm chắc răng. Ngoài ra, việc nhai cần tây còn có tác dụng mát xa lợi đồng thời kích thích khoảng miệng tiết ra nhiều nước bọt hơn để loại bỏ vi khuẩn.

Táo

Táo là một trong những loại quả được khuyên nên hạn chế trong khi đang đeo niềng răng vì có thể làm gãy dây cung hoặc bong mắc cài nhưng bạn hoàn toàn có thể cắt thành miếng nhỏ và ăn hàng ngày vì táo cũng được coi là một loại thực phẩm có lợi cho răng.

Giống như một số loại quả kể trên, nhai táo cũng giúp kích thích sự sản sinh nước bọt trong miệng, làm giảm vi khuẩn và hạn chế sâu răng. Táo còn có chứa malic acid - một chất được sử dụng trong các sản phẩm làm trắng răng, giúp loại bỏ các vết ố, đốm vàng trên răng. Ngoài ra, táo còn giúp làm sạch các mảng bám từ chân răng một cách tự nhiên.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Lựa chọn niềng răng kim loại hay niềng răng trong suốt invisalign?
Lựa chọn niềng răng kim loại hay niềng răng trong suốt invisalign?

Chắc chắn nhiều người sẽ cảm thấy đắn đo khi phải lựa chọn giữa niềng kim loại truyền thống và niềng không mắc cài Invisalign vì cả đều cho ra kết quả cuối cùng tương đương nhau.

Cách giữ sạch răng và niềng kim loại
Cách giữ sạch răng và niềng kim loại

Giữ cho răng sạch sẽ khi đeo niềng kim loại thường là một sự khó khăn với nhiều người, đặc biệt là khi không có dụng cụ phù hợp hoặc không biết kỹ thuật đúng cách.

Tại sao cần giữ sạch niềng răng kim loại?
Tại sao cần giữ sạch niềng răng kim loại?

Nếu mới bắt đầu hành trình niềng răng thì bạn nên đọc bài viết này để hiểu những lý do tại sao cần giữ sạch niềng răng kim loại.

Đối tượng của niềng răng kim loại và niềng răng trong suốt invisalign
Đối tượng của niềng răng kim loại và niềng răng trong suốt invisalign

Niềng kim loại và niềng trong suốt Invisalign là những khí cụ nha khoa được dùng để nắn chỉnh răng và hàm dành cho mọi lứa tuổi, từ 7 đến 70 tuổi. Mặc dù vậy nhưng mỗi nhóm đối tượng lại phù hợp nhất với một loại niềng khác nhau.

Lựa chọn thay thế cho niềng răng kim loại truyền thống: Invisalign hay niềng Damon?
Lựa chọn thay thế cho niềng răng kim loại truyền thống: Invisalign hay niềng Damon?

Vì một vài lý do như bất tiện hoặc không muốn người khác biết mình đang niềng răng mà nhiều người không muốn phải đeo niềng kim loại thông thường và có nhu cầu tìm đến các lựa chọn thay thế.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Sau khi niềng răng thì nên dùng loại hàm duy trì nào, nhựa trong suốt hay kim loại?
  •  5 năm trước
  •  6 trả lời
  •  11855 lượt xem

Tôi đeo niềng răng 18 năm trước. Sau đó bác sĩ cho tôi dùng hàm duy trì trông giống như niềng răng trong suốt Invisalign. Tôi rất thích chiếc hàm duy trì này vì nó giữ cho răng tôi thẳng hàng trong suốt nhiều năm. Nhưng khi tôi làm mất nó và đến gặp một bác sĩ khác để mua một chiếc mới thì bác sĩ lại đưa cho tôi hàm duy trì bằng kim loại. Tôi nhận thấy khi dùng loại hàm duy trì kim loại này thì răng không được thẳng như hàm bằng nhựa mà tôi dùng trước đây. Có phải hàm kim loại không tốt bằng hàm nhựa không?

Mài men răng để loại bỏ vùng tam giác ở khe răng có làm răng yếu đi không?
  •  5 năm trước
  •  6 trả lời
  •  6336 lượt xem

Còn một tuần nữa là tôi có thể tháo niềng răng. Răng tôi hiện tại đã rất hoàn hảo nhưng lại có những vùng hình tam giác xuất hiện ở giữa răng và lợi. Bác sĩ nha khoa thẩm mỹ khuyên tôi nên mài bỏ một phần men răng, sau đó đóng khoảng cách giữa các răng để loại bỏ những vùng tam giác này. Tôi muốn biết liệu việc này có làm cho răng yếu đi và nhạy cảm không?

Răng khấp khểnh thì nên chọn niềng kim loại hay niềng trong suốt Invisalign?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2387 lượt xem

Cả hàm trên và hàm dưới của tôi đều bị khấp khểnh. Các răng cửa hàm trên còn nhô về phía trước so với hàm dưới (hình như là bị vẩu). Răng cửa giữa hàm dưới mọc hơi dài quá nên lúc cắn, hai răng này đâm vào phía sau răng cửa ở hàm trên. Ngoài ra, đường midline ở hai hàm cũng không thẳng nhau. Tôi không muốn phải đeo niềng kim loại nhưng giá niềng Invisalign lại đắt quá. Vậy tôi nên chọn loại niềng nào là tốt nhất?

Niềng răng kim loại có sửa được đường midline bị lệch và khớp cắn sâu không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1882 lượt xem

Tôi đã niềng răng bằng niềng Invisalign 2 năm trước nhưng vẫn không hài lòng lắm vì có cảm giác hai răng cửa vẫn chưa được thẳng, khớp cắn sâu và đường midline vẫn bị lệch. Liệu bây giờ tôi niềng lại bằng niềng kim loại thì có khắc phục được không?

Phân vân niềng răng mắc cài sứ và mắc cài kim loại điều trị răng hô vẩu
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1297 lượt xem

Em năm nay 25 tuổi muốn niềng để cải thiện tình trạng răng hô. Vì công việc của em phải tiếp xúc với nhiều người nên em đang phân vân giữa mắc cài sứ và mắc cài kim loại. Các bác sĩ có thể tư vấn được không ạ?

Video có thể bạn quan tâm
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z 02:06
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z
Niềng răng được xem là giải pháp nắn chỉnh răng phổ biến & hiệu quả được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giớiXuất hiện rất sớm từ đầu thế kỷ 19, niềng...
 4 năm trước
 11065 Lượt xem
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại 04:48
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại
Sở dĩ chúng ta có thể di chuyển răng là vì răng không thực sự hợp nhất hay là một phần của cấu trúc xương mà chỉ được giữ bên trong xương hàm và bạn...
 3 năm trước
 6828 Lượt xem
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA 00:27
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 4 năm trước
 6140 Lượt xem
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG 00:48
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG
?Chun liên hàm là loại cao su y tế không mùi, không vị có độ đàn hồi tốt, được nha sĩ chỉ định sử dụng trong một vài trường hợp niềng răng và trong 1...
 4 năm trước
 5937 Lượt xem
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng Thun buộc và dây ligature trong niềng răng 05:09
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng
Video này Dr.Greg sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa các loại thun buộc có màu và dây buộc bằng thép.Dây cung có khả năng trở lại hình dạng ban đầu nên khi...
 3 năm trước
 5138 Lượt xem
Sử dụng chun trong chỉnh nha Sử dụng chun trong chỉnh nha 01:13
Sử dụng chun trong chỉnh nha
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 4 năm trước
 4430 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây